Chị gái sinh hai con trai, tôi chỉ có một con gái, về già mới thấy sự khác biệt

Ngày trước chị gái tôi thường nói, nuôi con trai để dưỡng già.

Tôi năm nay 63 tuổi. Hồi còn trẻ, tôi chưa học hết cấp hai đã nghỉ học theo bố mẹ đi làm ruộng. Lấy chồng xong thì theo anh về sống ở một huyện nhỏ miền Nam. Cuộc sống tuy bình dị, không mấy dư dả, nhưng cũng yên ổn.

Chúng tôi có một cô con gái duy nhất, nó ngoan ngoãn, thông minh, học hành giỏi giang. Ngày đó, ai cũng bảo “nuôi con trai để dưỡng già” nhưng vợ chồng tôi lại nghĩ khác. Chúng tôi tin, con gái hay con trai cũng như nhau, chỉ cần biết yêu thương và hiếu thuận là đủ.

Vợ chồng tôi dành dụm từng đồng cho con học đại học, rồi khi con lấy chồng còn hỗ trợ xe cộ, tiền nhà. May mắn thay, con rể làm kinh doanh, gia đình khá giả, lại rất lễ phép, quan tâm bố mẹ vợ.

Trái ngược với tôi, chị gái tôi hồi trẻ được xem là người phụ nữ có số hưởng. Hơn tôi 3 tuổi, chị lấy chồng sớm, được bố mẹ để lại căn nhà cũ làm của hồi môn. Chồng chị giữ vị trí khá to ở xã. Chị sinh hai con trai, ai gặp cũng ngưỡng mộ, bảo chị đúng là có phúc. Chị cũng hay nói:

- Tôi có hai thằng con trai, về già không sợ gì hết. Một đứa lo cơm áo, một đứa lo thuốc thang.

Tôi nghe chỉ cười, chẳng nói gì.

Chị gái sinh hai con trai, tôi chỉ có một con gái, về già mới thấy sự khác biệt - 1

Ngày đó nghe chị gái nói có hai con trai rồi, không phải lo về già nữa mà tôi chỉ cười. (Ảnh minh họa)

Nhưng đời ai lường được chữ ngờ. Chồng chị sau này bị đột quỵ, liệt nửa người. Lúc đầu hai con trai còn thay nhau về chăm vài ngày, rồi viện cớ công việc bận, con nhỏ, áp lực lớn… rút lui dần. Chị một mình chăm sóc chồng, bón cho anh ăn từng thìa, lau người, thay tã… ngày nào cũng như ngày nào.

Một hôm tôi đến thăm, chị ngồi thẫn thờ trước hiên nhà. Nhìn tôi xách theo hộp cơm con rể nấu, chị nở nụ cười gượng:

- Mùi sườn xào chua ngọt thật thơm, nhưng anh nhà chị giờ răng yếu rồi, đâu ăn nổi nữa.

Tôi bước vào nhà, mùi ẩm mốc, chăn đệm ướt sũng, tôi xót xa hỏi:

- Hai cậu con đâu rồi chị? Một đứa ở thành phố, một đứa ở thị trấn, sao không ai phụ chị một tay?

Chị chỉ khẽ lắc đầu, kể:

- Đứa thì nói vợ bận, đứa thì bảo con dâu không chịu chăm. Mỗi tháng không ai đưa nổi triệu bạc. Chị còn phải móc tiền lương hưu của anh ra mà lo.

Tôi đau lòng lắm, về kể lại với con gái. Không chần chừ, con bé gọi người đến dọn nhà, giặt giũ, thuê hộ chị tôi một người chăm sóc với giá rẻ nhất trong vùng. Nó còn dúi vào tay tôi 5 triệu rồi nói:

- Mẹ đưa cho bác nhé, đừng nói là con cho.

Tôi rưng rưng nước mắt, chỉ biết thầm cảm ơn.

Chị gái sinh hai con trai, tôi chỉ có một con gái, về già mới thấy sự khác biệt - 2

Con gái đưa tiền cho tôi, bảo biếu bác. (Ảnh minh họa)

Chị tôi ngày xưa lúc nào cũng hơn tôi một bậc. Tết nhất nhà chị linh đình, các con trai giỏi giang, ngoan ngoãn. Nhưng giờ đây, chị sống trong căn nhà cũ nát, còn tôi thì sống trong căn hộ rộng rãi của con gái, ăn cơm ngon, có cháu ngoại chạy nhảy, sáng chiều cùng tôi đi dạo, đọc sách.

Chị từng hỏi tôi:

- Em thấy số em có phải tốt hơn chị không?

Tôi chỉ cười:

- Không có chuyện số tốt số xấu. Là do mỗi người gieo cái gì thì gặt cái đó thôi.

Tôi còn nhớ rõ, năm cậu con út chị cưới vợ, đám cưới linh đình, gần trăm mâm cỗ, cho con mấy cây vàng. Tôi hỏi:

- Tiền đâu chị chi hào phóng thế?

Chị đáp tỉnh bơ:

- Tiết kiệm cả đời cũng là để cho con. Tụi nó sẽ nhớ mẹ.

Nhưng sau đó, chị muốn dọn đến ở với con thì bị con dâu từ chối thẳng thừng:

- Chúng con sống ở thành phố, không hợp thói quen quê. Nhà cũng chật nữa.

Lúc ấy chị mới biết, nhà xe tụi nó đều phải vay nợ, áp lực tài chính lớn, chẳng lo xong thân, nói gì đến chăm bố mẹ. Bao nhiêu công sức, tiền bạc đổ vào, đổi lại là sự xa cách và đùn đẩy trách nhiệm.

Chị gái sinh hai con trai, tôi chỉ có một con gái, về già mới thấy sự khác biệt - 3

Chị gái tôi bị các con từ chối khi muốn dọn tới ở cùng chúng nó. (Ảnh minh họa)

Còn vợ chồng tôi thì nghĩ khác. Từ sớm đã tự lo liệu cho mình, cố mua được một căn nhà cũ nhỏ. Lúc con gái lấy chồng, chúng tôi không để con phải gánh gồng. Cũng chẳng mong được báo đáp, chỉ mong con sống tử tế.

Giờ con thương bố mẹ, không nỡ để chúng tôi sống vất vả, nên đón về ở cùng. Không cần nhắc, mỗi tháng con gửi tiền, lễ tết tự tay nấu cơm, dọn dẹp. Tất cả là vì con muốn chăm, chứ không phải vì phải chăm. Con gái tôi từng nói:

- Con chỉ có bố mẹ là người thân, bố mẹ sống vui khỏe, con mới yên lòng.

Tôi nghe mà nghẹn lòng. Thật sự, con cái có hiếu không nằm ở giới tính. Quan trọng là ta dạy con bằng tình thương hay bằng nghĩa vụ.

Chị tôi từng dạy con bằng lời hứa “sau này phải nuôi bố mẹ”, nhưng lại thiếu đi sự nuôi dưỡng tình cảm. Còn tôi, mỗi ngày đều yêu thương, quan tâm con bằng tấm lòng. Kết quả, dù là con gái, con gái tôi lại là người duy nhất ở bên tôi đến cuối cùng.

Hè năm nay, tôi theo gia đình con gái đi du lịch. Trên đường về, chúng tôi ghé qua quê, tôi tranh thủ vào thăm chị. Gặp lại nhau, chị nắm tay tôi, nước mắt lặng lẽ rơi. Tôi khuyên chị nên buông bỏ cố chấp, thuê người chăm chồng để giữ gìn sức khỏe. Chị gật đầu, nhưng trong ánh mắt vẫn còn nặng trĩu nỗi tiếc nuối về giấc mơ “dưỡng già bằng con trai”.

Trên đường trở về, con gái nắm tay tôi thật chặt. Trong khoảnh khắc ấy, tôi chợt hiểu rằng tuổi già khác biệt không nằm ở việc có con trai hay con gái, mà ở sự yêu thương có thật lòng hay không. Sự hiếu thảo không thể ép buộc, nó lớn lên từ những năm tháng được yêu thương và dạy dỗ bằng cả trái tim.

Xem thêm: Bố chồng khuyên con dâu ly hôn, biết lý do ai cũng xúc động

Lyly

Tin liên quan

Tin mới nhất

Một Khau Vai số phận

Một Khau Vai số phận

Số phận con người, dường như, chỉ được nhận biết vào một lúc nào đó, sau sự từng trải và qua chiêm nghiệm. Một chặng đường rất dài đi cùng những suy ngẫm triền miên. Bất ngờ, nhưng không phải ngẫu nhiên, con người ta “sáng” ra nỗi ưu phiền, nặng đấy mà không bi lụy, không oán trách, nó như sự tổng kết cuộc đời gian truân đầy thử thách, cố gắng vượt lên bằng khí phách, c

Bồi dưỡng những hạt nhân tiêu biểu trong đội ngũ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Bồi dưỡng những hạt nhân tiêu biểu trong đội ngũ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Lớp bồi dưỡng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trẻ lần thứ 9 do Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 25/7 đến ngày 28/7 tại Ninh Bình, với sự tham gia của 118 học viên là các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình; cây viết trẻ, nhà báo, biên tập viên từ các cơ quan báo chí, nhà xuất bản, Hội văn học nghệ thuật; giảng viên giảng dạy các chuyên ngành thuộc lĩnh v