Có sự khác biệt lớn giữa trẻ thích cười và trẻ không thích cười, không chỉ về tính cách
Nụ cười và tiếng cười giúp trẻ cảm thấy thoải mái, cũng như kích thích sự phát triển của não bộ
Mỗi em bé đều có tốc độ phát triển khác nhau. Một số trẻ sinh ra đã thích cười, số khác lại khá trầm tính, có vẻ mặt nghiêm túc.
Nhiều bậc phụ huynh có thể nghĩ rằng đây chỉ là sự khác biệt về tính cách, tuy nhiên nghiên cứu khoa học cho thấy thực sự có sự khác biệt về sự phát triển nhận thức, quản lý cảm xúc và kỹ năng xã hội giữa trẻ thích cười và trẻ không thích cười. Và điều này thậm chí có thể ảnh hưởng đến phát triển chỉ số IQ.
Sự khác biệt giữa trẻ thích cười và không thích cười là gì?
Biểu hiện cảm xúc và sức khỏe tinh thần
Trẻ sơ sinh thích cười thường ổn định về mặt cảm xúc, phản ứng tích cực với các kích thích bên ngoài và dễ dàng xây dựng cảm giác an toàn.
Những em bé này có xu hướng cởi mở hơn, dễ dàng tương tác với người khác. Tiếng cười giúp trẻ cảm thấy thoải mái, kích thích phát triển của não bộ, tạo ra những kết nối thần kinh mạnh mẽ.
Trẻ sơ sinh thích cười thường ổn định về mặt cảm xúc.
Ngược lại, những em bé không thích cười có thể nhạy cảm với môi trường và khả năng thích nghi kém hơn. Nghiên cứu của các nhà tâm lý học, đã chỉ ra rằng những trẻ này có thể xử lý thông tin theo cách sâu sắc và tinh tế hơn, nhưng lại gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc vui vẻ như những trẻ khác. Điều đó không có nghĩa là trẻ không vui; thực tế, trẻ chỉ thể hiện điều đó theo cách khác.
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Child Development cho thấy, trẻ ít cười thường có khả năng quan sát và phân tích tình huống tốt hơn, nhưng cần thời gian để cảm thấy thoải mái trước khi thể hiện cảm xúc của mình.
Phát triển kỹ năng xã hội
Trẻ thích cười thường thu hút được sự chú ý của người lớn và có nhiều cơ hội tương tác hơn, do đó thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Ngược lại, những trẻ không thích cười có thể phát triển các kỹ năng xã hội chậm hơn vì ít được tương tác.
Các quan sát cho thấy rằng trong các trò chơi giữa bố mẹ và con cái, trẻ hay cười thường sẵn sàng bắt chước biểu cảm và giọng nói của người lớn hơn, có khả năng học hỏi mạnh mẽ hơn.
Trẻ thích cười thường thu hút được sự chú ý của người lớn và có nhiều cơ hội tương tác hơn.
Chỉ số IQ và sự phát triển nhận thức
Một nghiên cứu của Hoa Kỳ đã theo dõi hàng trăm trẻ sơ sinh và phát hiện, những trẻ thường xuyên mỉm cười và cười lớn trong những năm đầu đời (3-6 tháng) có kết quả kiểm tra nhận thức tốt hơn khi 3 tuổi. Bởi vì tiếng cười có thể kích thích các kết nối thần kinh của não và thúc đẩy sự phát triển trí tuệ.
Điểm chính: Tiếng cười không chỉ là biểu hiện của cảm xúc mà còn là dấu hiệu của hoạt động não bộ. Khi trẻ sơ sinh cười, não bộ sẽ nhanh chóng thiết lập các kết nối thần kinh, có tác động tích cực đến trí nhớ và khả năng học tập.
Làm thế nà để trẻ cười nhiều và thúc đẩy sự phát triển não bộ?
Nguồn ảnh: Pinterest.
Tương tác nhiều hơn với trẻ, đặc biệt là các trò chơi đối mặt
Trẻ sơ sinh thích nhìn khuôn mặt người lớn, đặc biệt là biểu cảm và giọng nói cường điệu.
Vì vậy, bố mẹ có thể làm mặt xấu, biểu cảm đa dạng khi chơi, nói chuyện với giọng điệu cường điệu, và tham gia vào các hoạt động như chơi trốn tìm hay nhún nhảy theo điệu nhạc.
Khi trẻ nhìn thấy những biểu cảm khác nhau, học cách phân biệt giữa các trạng thái cảm xúc như vui vẻ, buồn bã, hay ngạc nhiên...
Theo một nghiên cứu cho thấy, trẻ được tiếp xúc với nhiều biểu cảm và giọng nói khác nhau có khả năng phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn, vì học cách liên kết giữa ngữ điệu và ý nghĩa của lời nói.
Tiếp xúc và chạm vật lý nhiều hơn
Mẹ có thể massage tay và chân của trẻ, bế con và nhẹ nhàng đung đưa hoặc nhảy múa để trẻ vui vẻ.
Massage là một hình thức giao tiếp không lời rất hiệu quả, giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc từ mẹ. Khi mẹ mát-xa, trẻ sẽ cảm thấy được xoa dịu, đồng thời kích thích tuần hoàn máu và phát triển cơ bắp.
Ngoài ra, việc bế trẻ và đung đưa hay nhảy múa cũng là một cách tuyệt vời để tạo ra những trải nghiệm vui vẻ và thú vị.
Những chuyển động nhẹ nhàng này giúp trẻ phát triển cảm giác thăng bằng và phối hợp, đồng thời kích thích các giác quan.
Trẻ sơ sinh thích nhìn khuôn mặt người lớn, đặc biệt là biểu cảm và giọng nói cường điệu.
Tạo ra môi trường vui vẻ
Mẹ có thể phát những bài đồng dao vui nhộn ở nhà, quan sát phản ứng và cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên (chẳng hạn như ngắm lá cây đung đưa và lắng nghe tiếng chim hót).
Tôn trọng nhịp điệu của trẻ và đừng ép buộc
Nếu trẻ không muốn cười vào lúc đó, đừng ép con cười để tránh gây ra tác dụng ngược. Hãy kiên nhẫn và tìm ra phong cách tương tác hích hợp.
Đối với trẻ không thích cười, bố mẹ cần lưu ý điều gì?
Không dán nhãn tính cách: Tránh nói những câu như “đứa trẻ này không thích cười” hay “có tính cách hướng nội”… để không ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ.
Quan sát phản ứng: Nếu trẻ không phản ứng với bất kỳ âm thanh hoặc biểu cảm nào, bố mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên môn để thăm khám.
Tạo cho bé cảm giác an toàn: Ôm và ở bên trẻ nhiều hơn, giúp con thư giãn và thể hiện bản thân một cách tự nhiên.
Trẻ sơ sinh thích cười thường có lợi thế về phát triển cảm xúc, kỹ năng xã hội và IQ, nhưng mỗi trẻ đều có tốc độ phát triển riêng.
Vì vậy, bố mẹ nên tạo ra môi trường tràn đầy tình yêu thương và niềm vui, đồng hành cùng con trên con đường trưởng thành một cách kiên nhẫn.
Nụ cười là thước đo sức khỏe và hạnh phúc của trẻ, nhưng không cần phải so sánh quá mức. Chỉ cần em bé tiến triển thì đó chính là sự phát triển tốt nhất.
Bình luận