Không hề mê tín: Trong gia đình đông con, đứa trẻ "tốt số" thường có điều này trong tính cách
Tính cách ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của trẻ, đặc biệt trong gia đình có từ hai con trở lên.
Ở Việt nam, hầu hết những người sinh vào những năm 1970 và 1980 đều lớn lên trong gia đình có nhiều anh chị em. Mặc dù là người thân sinh sống cùng môi trường, nhưng những đứa trẻ trưởng thành với tính cách khác nhau.
Một số trẻ điềm tĩnh như cha mình, hay trẻ khác hoạt bát như mẹ, và một số trẻ dường như không giống ai trong nhà.
Như câu nói "tính cách quyết định số phận". Những đứa trẻ trong cùng một gia đình dường như có con đường tương lai rất khác nhau.
Vậy, trong một gia đình có nhiều con, đứa trẻ nào sẽ "may mắn nhất"? Tính cách ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của trẻ? Mới đây, một bài viết đăng trên trang tin Sohu đã phân tích vấn đề này theo các góc nhìn khác biệt, nhưng thực tế.
Vị trí và tính cách của trẻ trong các gia đình là khác nhau
Khái niệm "chòm sao gia đình" được đề cập trong cuốn sách tâm lý "Trẻ em: Thách thức", có nghĩa là mỗi đứa trẻ sẽ tìm thấy vai trò riêng của mình trong gia đình, giống như một chòm sao vậy.
Vai trò này ảnh hưởng đến tính cách, cũng như đặt nền tảng cho tương lai. Sự quan tâm bố cha mẹ và cạnh tranh giữa anh chị em sẽ khiến trẻ hình thành các kiểu hành vi và khái niệm khác nhau trong gia đình.
Gia đình có hai con
Trong gia đình chỉ có hai đứa con, câu chuyện thường bắt đầu từ đứa con lớn nhất. Khi trẻ lớn nhất chào đời, sự chú ý và tình yêu thương của bố mẹ đều tập trung vào đó. Trẻ là "hoàng đế nhỏ" hoặc "công chúa nhỏ" của gia đình.
Nhưng sự xuất hiện của đứa con thứ hai đã phá vỡ sự cân bằng này. Trẻ lớn có thể cảm thấy lạc lõng hoặc thậm chí là "người ngoài".
Mỗi đứa trẻ sẽ tìm thấy vai trò riêng của mình trong gia đình.
Để lấy lại sự chú ý, con lớn thường sẽ chủ động đảm nhận vai trò "người chăm sóc", chẳng hạn như giúp mẹ dỗ các em hoặc đóng vai trò là người giúp việc nhỏ trong nhà.
Trải nghiệm này giúp đứa con lớn trở nên có trách nhiệm, nhạy bénvà tổ chức hơn. Trẻ dường như quen với việc nghĩ đến người khác và học cách quản lý cảm xúc, giải quyết vấn đề.
Bố mẹ thường đặt nhiều kỳ vọng vào đứa con lớn, trở thành hình mẫu cho các em. Mặc dù kỳ vọng này đôi khi gây căng thẳng, nhưng cũng nuôi dưỡng tính độc lập và khả năng lãnh đạo của trẻ.
Mặt khác, con thứ hai đã có một người anh hoặc chị gái "có năng lực" hơn mình ngay từ khi mới sinh ra. Từ việc nói chuyện, ăn uống hay làm điều gì, trẻ luôn cảm thấy mình “không khéo léo bằng”. Nhưng chính vì còn nhỏ nên các em thường được bố mẹ chăm sóc hơn.
Môi trường này dễ khiến trẻ thứ hai dễ xúc động, ngây thơ, thích dựa dẫm, giàu tình cảm nhưng đôi khi thiếu khả năng suy nghĩ độc lập. Trẻ quen với việc được chăm sóc, cảm thấy sẽ được yêu thương dù có chuyện gì xảy ra.
Gia đình có ba con trở lên
Khi gia đình có ba đứa con trở lên, tình hình trở nên phức tạp hơn. Có câu nói dân gian: “Trẻ lớn được yêu thương, trẻ nhỏ tuổi được yêu thương, trẻ ở giữa bị ra rìa”. Mặc dù có phần phóng đại nhưng cũng phản ánh đúng phần nào thực trạng của gia đình đông con.
Trẻ lón thường trách nhiệm, quen chăm sóc các em. Đứa con út thường có xu hướng được cưng chiều.
Đối với trẻ ở giữa, chẳng hạn như con thứ hai (trong gia đình có ba người) hoặc con thứ ba (trong gia đình có bốn người), hoàn cảnh có phần tế nhị hơn một chút.
Đối với con giữa, tuổi thơ có thể là cuộc chiến giành sự chú ý. Đôi khi cảm thấy mình bị bỏ rơi.
Khi gia đình có ba đứa con trở lên, tình hình trở nên phức tạp hơn.
Trẻ không được giao phó những trách nhiệm quan trọng như anh chị lớn, cũng không được yêu thương vô điều kiện như em út.
Mất đi "vầng hào quang của nhân vật chính", trẻ thường cố gắng tìm vị trí riêng theo nhiều cách khác nhau: Một số trẻ học theo anh chị cố gắng trở thành người chăm sóc. Số khác trở nên dễ thương để làm hài lòng bố mẹ, thậm chí còn hành động nghịch ngợm để thu hút sự chú ý.
Nhưng những nỗ lực này thường không có hiệu quả nhiều. Đa phần, trẻ ở giữa dần phát triển một tính cách mạnh mẽ, độc lập và thực tế.
Sâu thẳm bên trong, trẻ tin rằng phải tự mình làm việc chăm chỉ trong cuộc sống, không thể trông chờ vào sự quan tâm và phải tự đấu tranh cho thành công của mình. Trẻ có mục tiêu rõ ràng, xem trọng hành động và thường có động lực "chứng tỏ bản thân".
Tính cách ảnh hưởng đến số phận như thế nào?
Vai trò trong gia đình ảnh hưởng đến tính cách, cũng như quyết định hướng đi cuộc sống của trẻ khi trưởng thành.
Những trật tự khác nhau tạo nên tính cách khác nhau, và tính cách giống như một bàn tay vô hình, thúc đẩy trẻ hướng tới số phận riêng.
Gia đình có hai con: Con lớn có nhiều khả năng thành công hơn
Trong một gia đình có hai con, tinh thần trách nhiệm và tính tổ chức của trẻ lớn thường mang lại lợi thế khi trưởng thành.
Trẻ quen với việc chịu trách nhiệm và biết cách lập kế hoạch. Dù trong học tập, công việc hay gia đình, trẻ đều thể hiện sự ổn định và khả năng lãnh đạo.
Kiểu tính cách này giúp trẻ dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống, chẳng hạn như công việc ổn định, thu nhập khá hoặc được xem là người "có triển vọng".
Tình hình của con thứ hai thì khác. Vì được nuông chiều, nên trẻ có xu hướng phụ thuộc và tính độc lập tương đối yếu.
Khi trưởng thành, trẻ có thể theo đuổi sự thỏa mãn về mặt cảm xúc nhiều hơn, chẳng hạn như tìm được một gia đình ấm áp hoặc các mối quan hệ thân thiết, nhưng có thể không năng động trong sự nghiệp.
Nếu bố mẹ nuông chiều con quá mức, trẻ dễ thiếu các kỹ năng sống, gặp khó khăn khi đối phó với những thách thức.
Vai trò trong gia đình ảnh hưởng đến tính cách, cũng như quyết định hướng đi cuộc sống của trẻ.
Gia đình đông con: Con giữa có nhiều tiềm năng hơn
Trong những gia đình có ba con trở lên, trẻ ở giữa đôi khi bị bỏ bê khi còn nhỏ, nhưng trải nghiệm này sẽ giúp bản thân trở nên kiên cường hơn. Trẻ không mong đợi sự giúp đỡ từ người khác và tin rằng phải tự mình chiến đấu để thành công.
Tính cách cạnh tranh và thực tế này thường giúp trẻ tạo dựng thế giới riêng khi trưởng thành. Đa phần, trẻ có mục tiêu rõ ràng, khả năng thực hành mạnh mẽ và không bị ràng buộc bởi danh tiếng.
Dù là khởi nghiệp, thăng tiến trong sự nghiệp hay giải quyết những thách thức trong cuộc sống, trẻ ở giữa sẽ luôn tìm được con đường riêng của mình.
Ngược lại, mặc dù người con cả rất vững vàng, nhưng đôi khi bị ràng buộc bởi ý thức trách nhiệm và bỏ lỡ cơ hội mạo hiểm.
Ai sẽ có cuộc sống tốt nhất?
Vậy, đứa trẻ nào may mắn nhất? Câu trả lời có thể khác nhau tùy từng người, nhưng xét theo mối liên hệ giữa tính cách và số phận, đứa con giữa (trong một gia đình có ba người con trở lên) thường có nhiều tiềm năng trở thành "người chiến thắng số phận".
Tính cạnh tranh và độc lập giúp trẻ phát triển mạnh mẽ trong môi trường xã hội phức tạp. Con cả trong gia đình hai con thường có nhiều khả năng đạt được thành công ổn định hơn do có tinh thần trách nhiệm và tính tổ chức.
Tất nhiên, “may mắn” không chỉ là sự thành công trong sự nghiệp mà còn bao gồm cả sự thỏa mãn và hạnh phúc bên trong. Sự ngây thơ và nhạy cảm con út có thể giúp trẻ dễ dàng tìm thấy cảm giác được thuộc về trong thế giới tình cảm.
Tính cạnh tranh và độc lập giúp trẻ phát triển mạnh mẽ trong môi trường xã hội phức tạp.
Mặc dù trẻ ở giữa thường cô đơn hơn trên con đường thành công, nhưng có ý thức thành tựu mạnh mẽ hơn.
Thứ tự anh chị em có thể để lại dấu ấn trong tính cách và số phận. Con giữa có thể kiên cường hơn vì nghịch cảnh, con cả ổn định hơn vì có trách nhiệm, và con út tình cảm hơn vì được chiều chuộng.
Tuy nhiên, việc trẻ có cuộc sống tốt đẹp hay không thường phụ thuộc vào cách trẻ sử dụng tính cách, điểm mạnh để viết nên cuộc đời.
*Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo, xem xét cuộc sống ở nhiều góc độ khác nhau.
Bình luận