Củ mọc dại từng là món cứu đói, cứ tưởng ăn cho vui hóa ra rất bổ, nấu chung với thứ này dinh dưỡng nhân đôi
Loại củ này vừa là thực phẩm vừa có thể làm thuốc, giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao.
Củ mài là cái tên quen thuộc với nhiều người. Xưa củ này mọc hoang ở các vùng núi nay được đem về trồng trong vườn nhà. Thời khó khăn người ta lấy củ mài về làm lương thực cứu đói. Những tưởng chỉ là cây dại không ngờ hàm lượng dinh dưỡng trong củ mài cực kỳ lớn.
Nghiên cứu đã chỉ ra, trong củ mài có chứa một lượng lớn đạm và vitamin, dưỡng chất khác như đường, cellulose... Thường xuyên ăn loại củ này sẽ giúp kiện tỳ, ích vị, bổ phổi, nhuận phế, giảm ho, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Chính vì những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời này mà ngoài nấu ăn thông thường củ mài còn được dùng như một loại dược liệu chữa bệnh.
Khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, củ mài rất tốt nhưng nó sẽ nhân đôi giá trị nếu kết hợp với một số thực phẩm như: Táo gai, quả óc chó, bí đỏ, thịt lợn….
Tham khảo công thức các món ăn ngon từ củ mài và một số thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày nhé.
Củ mài và thịt lợn
Nguyên liệu: Thịt lợn xay, củ mài, trứng, hành lá, gừng, bột ngô, nước tương nhạt, muối ăn, rượu nấu ăn, dầu hào, dầu ăn
Cách làm
1. Hành lá và gừng băm nhỏ. Củ mài gọt vỏ xắt miếng vừa ăn.
2. Cho thịt xay vào bát, thêm hành lá, gừng, muối, nước tương nhạt, rượu nấu ăn, dầu hào, bột ngô, trứng gà rồi trộn thật đều lên cho thịt ngấm gia vị.
3. Đun nước sôi sau đó nặn thịt thành từng viên vừa ăn và bỏ vào nồi nấu. Khi thấy những viên thịt nổi lên trên là lúc chúng đã chín.
4. Cho củ mài vào nồi thịt viên nấu chín. Nêm thêm 1 chút muối ăn, nước tương nhạt cho vừa miệng.
5. Khi các nguyên liệu đã chín thì bạn tắt bếp và cho hành, mùi rồi thưởng thức.
Củ mài và táo gai
Nguyên liệu: Củ mài, mứt táo gai, đường trắng
Cách làm:
1. Củ mài rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ rồi cho vào nồi hấp khoảng 15 phút. Dùng đũa chọc vào miếng củ mài, nếu thấy mềm, xuyên đũa qua được thì tắt bếp.
2. Dầm nhuyễn khoai mỡ cùng với đường trắng tạo thành hỗn hợp dẻo như bột là được.
3. Chia khoai mỡ thành các phần nhỏ có kích thước bằng nhau, mỗi phần khoảng 30g. Mứt táo gai cũng chia thành từng phần nhỏ trọng lượng 10g.
4. Ấn dẹt phần củ mài rồi đặt nhân táo gai vào bên trong. Khéo léo bọc lại rồi vo tròn sao cho phần nhân được bọc kín.
5. Cho viên củ mài vừa nặn vào khuôn và ép thành hình theo ý thích.
6. Lấy bánh ra khỏi khuôn và thưởng thức.
Củ mài và quả óc chó
Nguyên liệu: Củ mài, hạt óc chó, bột ngô, đường trắng, bột mì, mỡ lợn, nước ấm, men nở
Cách làm
1. Củ mài gọt vỏ, rửa sạch rồi đem đi hấp trong vòng 10 phút. Khoai chín, bạn dầm nhuyễn rồi cho bột mì, bột ngô, đường trắng vào trộn đều. Ở bước này, bạn nên thêm 1 chút mỡ lợn vào nhé.
2. Pha men nở với nước ấm sau đó đổ vào hỗn hợp bột và củ mài rồi nhồi thật đều tay. Dùng màng bọc thực phẩm bọc khối bột lại, ở điều kiện nhiệt độ cao bột sẽ nở đều hơn.
3. Bột sau khi ủ xong bạn nhào thêm khoảng 2 - 3 lần nữa để loại bỏ toàn bộ bọt khí bên trong.
4. Chia bột thành từng phần nhỏ. Hạt óc chó rửa sạch đem rang chín rồi nghiền cho vụn.
5. Lăn nhẹ miếng bột vào phần óc chó đã nghiền sao cho hạt óc chó bám quanh bề mặt bột.
6. Đặt bánh vào xửng, ủ thêm 15 phút sau đó mới đem đi hấp. Khoảng 20 phút là bánh chín.
7. Nhấc bánh ra rồi thưởng thức khi còn nóng.
Củ mài và bí đỏ
Nguyên liệu: Bí đỏ, củ mài, gạo, hạt diêm mạch, kê, quả kỷ tử, đường phèn
Cách làm:
1. Bí đỏ, củ mài gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu. Kê, gạo và hạt diêm mạch đem ngâm với nước 20 phút để khi nấu nhanh mềm hơn.
2. Cho bí đỏ, củ mài, kê, gạo, hạt diêm mạch vào nồi, đổ nước ngập gấp 3 lần nguyên liệu, đun lửa nhỏ trong 20 phút.
3. Trước khi tắt bếp, bạn cho kỷ tử, đường phèn vào, đun chừng 5 phút nữa là được. Nêm nếm độ ngọt tùy theo sở thích cá nhân.
4. Múc cháo củ mài và bí đỏ ra bát rồi thưởng thức.
Các món ăn từ củ mài không chỉ ngon mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ hạ đường huyết, bồ tỳ ích vị, thanh phế nhiệt… Nếu nhà đang sẵn củ mài thì hãy thử làm ngay nhé.
Bình luận