Đứa trẻ bị "tẩy não" sẽ có thay đổi rõ rệt trong não bộ, lúc này 3 câu mẹ không nên nói với con
Bố mẹ cũng nên cẩn thận trong lời nói và hành động, phát triển thói quen ngôn ngữ tốt để nuôi dạy trẻ tích cực hơn.
Thực chất, “tẩy não” là một hình thức “gợi ý ngôn ngữ”. Nếu bố mẹ có thể tận dụng tốt điều này, trẻ trưởng thành theo hướng tích cực.
Một trong những biểu hiện của “tẩy não” ở giáo dục gia đình là ảnh hưởng ngôn ngữ của bố mẹ lên trẻ. Có nghĩa là, bố mẹ cần biết điều gì nên và không nên nói.
Bởi cách bố mẹ diễn đạt, trò chuyện trong cuộc sống hàng ngày, hay khi giáo dục có tác động lớn hơn đến não bộ, khiến trẻ phát triển theo những hướng khác nhau.
Thường xuyên nói 3 câu này với trẻ, có khiến não bộ trở nên “chậm chạp”
“Con thật là ngốc!”
Một số bậc phụ huynh có thói quen nói những điều tiêu cực như "Con chẳng làm được việc gì đúng cả" hay "Con thật ngu ngốc" khi trẻ mắc lỗi.
Trong mắt người lớn, những lời nói này được xem là cách để thúc đẩy trẻ trở nên tự lập và có trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy gây ra tác động ngược lại, khiến trẻ thiếu tự tin và tự đánh giá thấp bản thân.
Trẻ vô thức sẽ "bắt chước" những suy nghĩ này về bản thân. Ví dụ, trẻ làm điều gì đó sai và bố mẹ nói rằng "Con thật ngu ngốc", trẻ sẽ bắt đầu tin rằng mình thật sự ngốc. Dựa trên chức năng bắt chước và sự đồng cảm của các tế bào thần kinh gương trong não, trẻ dần hình thành đặc điểm và hành vi phù hợp với nhận thức tiêu cực đã tiếp nhận.
“Nếu con không nghe lời, mẹ sẽ bỏ đi đấy!”
Trước những tình huống trẻ khóc, một số bố mẹ dùng "lời đe dọa".
Ví dụ, "Nếu không nghe lời, ông kẹ sẽ bắt con đi", "Nếu con còn khóc, mẹ sẽ bỏ đi",...
Trên thực tế, khi trẻ thường xuyên bị “đe dọa”, hạch hạnh nhân, trung tâm cảm xúc của não bộ, sẽ ở trạng thái nhạy cảm, trở nên lo lắng hơn.
Khi trẻ ở trong trạng thái này, dễ phát triển tính cách thích làm hài lòng mọi người, vì không muốn bị đe dọa, hy vọng được người khác công nhận và đối xử tử tế.
Một số trẻ, do quá lo lắng và sợ hãi, có thể phát triển tâm lý phản kháng mạnh mẽ và trở nên "bất tuân" và nổi loạn. Trẻ bác bỏ lời bố mẹ, bất kể đúng hay sai.
Thực chất, đây là một dạng "tự bảo vệ" từ tiềm thức, tự nhủ với bản thân rằng " Mình không sợ bị đe dọa".
“Sao con nói nhiều thế? Cứ làm đi!”
Sau khi trẻ học được cách suy nghĩ độc lập, có quan điểm riêng về nhiều vấn đề, nhưng do thiếu kinh nghiệm và kiến thức nên quan điểm chưa rõ ràng.
Do đó, khi trẻ đặt câu hỏi hoặc nêu ý kiến về điều gì đó, nhiều bậc phụ huynh vô tình ngắt lời "làm nhanh lên" hoặc "đừng nói nhiều nữa".
Thực tế, trong tình huống này chức năng vỏ não trước trán sẽ bị ức chế. Thùy trán là khu vực chịu trách nhiệm về suy nghĩ và điều chỉnh cảm xúc. Khi chức năng này bị suy giảm, trẻ có thể trở nên thiếu quyết đoán và phụ thuộc.
Có 3 câu bố mẹ nói thường xuyên nuôi dạy trẻ tích cực. lạc quan
“Con là người quyết định cuối cùng về vấn đề này”
Bố mẹ tôn trọng con thường sẽ chủ động trao quyền quyết định trong các vấn đề liên quan đến cuộc sống. Ví dụ, vào cuối tuần, trẻ có thể tự quyết định khi nào làm bài tập về nhà, học cách quản lý thời gian và trách nhiệm của bản thân.
Tất nhiên, việc để trẻ tự quyết định không có nghĩa là buông lỏng hoàn toàn. Điều quan trọng là phải theo dõi và định hướng trẻ khi cần thiết. Nếu trẻ quyết định làm bài tập vào buổi tối muộn và cảm thấy mệt mỏi, bố mẹ cần có mặt để nhắc nhở rằng sẽ tốt hơn nếu làm bài vào buổi sáng khi còn tỉnh táo. Khi trẻ đưa ra quyết định sai, bố mẹ nên hướng dẫn bằng cách giải thích lý do, khuyến khích trẻ tự rút ra bài học từ trải nghiệm đó.
Khi trẻ có "quyền quyết định" trong các vấn đề riêng, khả năng ra quyết định ở vùng trước trán và hệ thống động lực ở vân não sẽ trở nên năng động. Nói cách khác, trẻ sẽ có khả năng tư duy độc lập và khả năng giải quyết vấn đề mạnh mẽ hơn.
“Hãy cùng suy nghĩ xem chúng ta nên làm gì”
Khi trẻ lớn lên, không thể tránh khỏi việc gặp nhiều vấn đề mà không thể giải quyết được. Vào thời điểm này, trẻ thường có biểu hiện như khóc, bất mãn, thất vọng, lo lắng....
Lúc này, câu nói "Chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ xem nên làm gì nhé", sẽ làm giảm đáng kể cảm xúc tiêu cực, giúp trẻ tập trung vào việc giải quyết vấn đề thay vì trút giận.
Lúc này, hệ thống viền và thùy trước trán trong não của trẻ đã hoạt động cùng nhau, cho phép quản lý cảm xúc tốt hơn.
“Con đã làm học tập chăm chỉ, mẹ rất tự hào”
Chúng ta đều biết rằng, khen ngợi đúng cách sẽ khiến trẻ vui vẻ, phấn khởi và có động lực hơn.
Trên thực tế, khi trẻ nghe được lời khen ngợi, dopamine sẽ được giải phóng trong não, cảm thấy hạnh phúc.
Từ đó, trẻ sẽ gắn kết hạnh phúc với sự chăm chỉ, trở nên tự tin, kiên cường, có lòng dũng cảm vượt qua khó khăn.
Từ đó, khả năng phục hồi của trẻ được nâng cao, để khi đối mặt với thử thách trong tương lai, không nghĩ đến việc trốn tránh mà tìm cách vượt qua khó khăn.
Trên thực tế, mỗi lời bố mẹ nói với con đều sẽ kích thích vùng não tương ứng. Nếu kích thích đúng cách sẽ cải thiện não bộ, mang lại cho trẻ động lực bên trong mạnh mẽ hơn.
Vì vậy, bố mẹ cũng nên cẩn thận trong lời nói và hành động, hạn chế thói quen xấu, thay vào đó phát triển thói quen ngôn ngữ tốt để nuôi dạy trẻ tích cực hơn.
Bình luận