Đứa trẻ được dạy 3 điều, lớn lên EQ cao, ngày càng tự tin để làm nên sự nghiệp lớn

Các chuyên gia khuyên rằng, có 3 điều quan trọng bố mẹ cần nuôi dưỡng cho trẻ trước 5 tuổi.

Giáo dục trẻ trước 5 tuổi là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển chung. Trong những năm đầu đời, não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng, và những trải nghiệm thời điểm này sẽ ảnh hưởng đến khả năng học hỏi, giao tiếp và xây dựng mối quan hệ.

Vì vậy, các chuyên gia gợi ý có 3 điều quan trọng bố mẹ cần giáo dục trẻ trước 5 tuổi, nhằm tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn trong tương lai.

Đứa trẻ được dạy 3 điều, lớn lên EQ cao, ngày càng tự tin để làm nên sự nghiệp lớn - 1

Đứa trẻ được dạy 3 điều, lớn lên EQ cao, ngày càng tự tin để làm nên sự nghiệp lớn - 2

Xây dựng kỹ năng tự chăm sóc cảm xúc

Điều này có vẻ không rõ ràng như việc học kiến thức, nhưng đây là khả năng quan trọng nhất trước 5 tuổi.

Tự chăm sóc cảm xúc là gì? Nghĩa là liệu trẻ có thể dần dần học cách nhận diện, thể hiện và tự an ủi mình trước và sau khi bộc phát cảm xúc hay không.

Ví dụ: Trẻ sẽ khóc rất to nếu đồ chơi bị lấy mất, nhưng có thể bình tĩnh lại trong vòng 3 phút và nói rằng "Con đang tức giận". Hay khi trẻ muốn ăn kem nhưng bị từ chối, biết hỏi "Ngày mai mình vẫn có thể ăn chứ?" Khi tức giận, trẻ không ném đồ chơi mà biết tự trấn tĩnh.

Đứa trẻ được dạy 3 điều, lớn lên EQ cao, ngày càng tự tin để làm nên sự nghiệp lớn - 3

Nhà tâm lý học giáo dục Daniel Goleman từng nói: Trí tuệ cảm xúc quyết định liệu một người trở thành người được yêu mến, hợp tác và kiên trì hay không.

Vấn đề là nhiều bậc bố cho rằng trẻ lớn lên sẽ tự hiểu giáo dục cảm xúc gì. Nhưng nếu bỏ lỡ giai đoạn hình thành khuôn mẫu cảm xúc từ 3 đến 5 tuổi, sẽ khó bù đắp lại sau này.

Vì vậy, bố mẹ nên bắt đầu giáo dụ kỹ năng tự chăm sóc cảm xúc cho trẻ từ cuộc trò chuyện mỗi ngày. Ví dụ "Hôm nay convui, buồn, giận dữ không?" Hay khi trẻ khóc, hãy nói "Mẹ biết con đang buồn/giận". Sử dụng thẻ cảm xúc, sách tranh hoặc đèn nhận biết cảm xúc dành cho trẻ để hỗ trợ hướng dẫn.

Đứa trẻ được dạy 3 điều, lớn lên EQ cao, ngày càng tự tin để làm nên sự nghiệp lớn - 4

Rèn luyện ý thức về các quy tắc tương tác xã hội

Những quy tắc tương tác xã hội cơ bản: Chờ đợi, đồng cảm, hợp tác và tuân thủ. Đây là những kỹ năng thiết yếu mà trẻ cần được hướng dẫn thông qua những điều nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

Việc thực hành thay phiên nhau khi chơi các trò chơi gia đình, như lăn xúc xắc, kể chuyện hay phân chia vai trò, là cách tốt để trẻ học hỏi. Trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi thấy bản thân có vai trò trong trò chơi, và từ đó, hình thành cảm giác tự tin và an toàn.

Thiết lập những quy tắc đơn giản trong nhà cũng là một phần quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Ví dụ, quy tắc "đến lượt con nói" giúp trẻ học cách chờ đợi, khuyến khích lắng nghe người khác. Cùng với đó, việc dạy trẻ biết xin lỗi khi vô tình cầm đồ chơi của bạn bè cũng là một bài học về trách nhiệm và sự đồng cảm. 

Đứa trẻ được dạy 3 điều, lớn lên EQ cao, ngày càng tự tin để làm nên sự nghiệp lớn - 5

Rèn luyện ý thức về các quy tắc tương tác xã hội.

Hay sử dụng đồ chơi tương tác để hỗ trợ. Chẳng hạn, trò ghép hình yêu cầu hai người cùng hợp tác để hoàn thành, nhằm kích thích tư duy, hợp tác và giao tiếp với nhau. 

Tuy nhiên, nhận thức của trẻ về các quy tắc xã hội không là điều hiểu được thông qua một lần dạy. Đó là quá trình xây dựng từng chút một mỗi ngày.

Trẻ cần thời gian để thử nghiệm, sai sót và học hỏi từ những kinh nghiệm thực tế. Mỗi đứa trẻ là cá thể riêng biệt, sự phát triển kỹ năng xã hội có thể diễn ra với tốc độ khác nhau. Sự kiên nhẫn và tình yêu thương từ người lớn sẽ là nền tảng vững chắc cho trẻ phát triển kỹ năng tương tác xã hội trong tương lai.

Đứa trẻ được dạy 3 điều, lớn lên EQ cao, ngày càng tự tin để làm nên sự nghiệp lớn - 6

Xây dựng sự tự chủ

Nhiều bậc phụ huynh phàn nàng rằng "Con tôi không thể ngồi yên", "Không vâng lời" "Quá hiếu động".

Điều này phản ánh khả năng thiếu tự chủ. Tự chủ là khả năng kiểm soát sự bốc đồng, trì hoãn sự thỏa mãn và duy trì sự chú ý. Logic cơ bản không phải là được đào tạo mà thông qua việc thực hành.

Một nghiên cứu từ Trung tâm Phát triển Trẻ em Yale phát hiện, trẻ em có khả năng tự chủ tốt trước 5 tuổi có thu nhập, hạnh phúc và khả năng tự quản lý bản thân cao hơn khi lớn lên.

Đằng sau điều này thực chất là sự trưởng thành dần của vỏ não trước trán. Hiểu đơn giản, những thói quen mà bố mẹ giúp trẻ phát triển chính là những kỹ năng kiểm soát cảm xúc và hành vi.

Đứa trẻ được dạy 3 điều, lớn lên EQ cao, ngày càng tự tin để làm nên sự nghiệp lớn - 7

Tự chủ là khả năng kiểm soát sự bốc đồng, trì hoãn sự thỏa mãn.

Bố mẹ có thể cùng trẻ chơi trò đếm ngược để rèn luyện khả năng chờ đợi, chẳng hạn như "Chúng ta sẽ ăn nhẹ sau 5 phút nữa, hãy xem ai có thể chịu đựng được lâu nhất!"

Thực hiện một nhiệm vụ nhỏ mỗi ngày, chẳng hạn như cất đồ chơi, đánh răng, sắp xếp cặp sách và kiên quyết tự mình hoàn thành.

Sử dụng đồng hồ báo thức theo lịch trình của trẻ để phát triển nhận thức rằng "Mình có thể tuân thủ theo lịch trình".

Trước khi trẻ được 5 tuổi, nếu quá chú trọng vào việc trẻ làm được bao nhiêu mà bỏ qua trẻ tự chăm sóc bản thân, hợp tác và kiểm soát bản thân hay không. 

Giáo dục trước 5 tuổi không nên chỉ là nhồi nhét kiến thức, mà cần rèn luyện kỹ năng chăm sóc bản thân cơ bản, các quy tắc tương tác xã hội...

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tìm nhà không khó nếu bạn biết quy tắc “80-10-10”

Tìm nhà không khó nếu bạn biết quy tắc “80-10-10”

Một môi giới bất động sản có hơn 10 năm kinh nghiệm cho rằng: nhà hoàn hảo không tồn tại, nhưng “ngôi nhà phù hợp” thì có thể tìm được - nếu bạn biết cách đánh giá đúng điều gì quan trọng với mình. Quy tắc “80-10-10” và khung L.O.V.E. sẽ giúp người mua đưa ra quyết định sáng suốt.