Khi nghe con kể “Ước mơ của con là…”, có 3 điều bố mẹ không nên làm để tránh "mắc bẫy"
Ước mơ là động lực có thể truyền cảm hứng cho trẻ tiến về phía trước. Vì vậy, có 3 điều bố mẹ tránh làm khi trẻ bày tỏ ước mơ của mình.
Ước mơ của con là gì? Chắc hẳn nhiều phụ huynh từng hỏi con mình câu hỏi này. Đôi khi, con cái và bố mẹ có quan điểm giống nhau, nhưng trong nhiều trường hợp, ước mơ của trẻ đều không thực tế trong mắt phụ huynh.
Vậy trong trường hợp này bố mẹ nên phản ứng thế nào? Chuyên gia gợi ý 3 điều bố mẹ tránh làm khi trẻ bày tỏ ước mơ "kỳ lạ" của mình.
Tránh phản bác ước mơ của con
Bố mẹ và con cái sống ở những thời đại khác nhau, ít nhiều có khoảng cách thế hệ. Vì vậy, đôi khi ước mơ của con được xem là viển vông trong mắt bố mẹ.
Ví dụ, trẻ muốn trở thành người nổi tiếng trên Internet, nhiều phụ huynh sẽ nói rằng trở thành người nổi tiếng trên Internet hoàn toàn không phải là một nghề chính thức để kiếm sống, làm bác sĩ, kỹ sư sẽ tốt hơn...
Hay khi trẻ muốn trở thành phi hành gia, phụ huynh phản hồi rằng ước mơ của con quá xa vời.
Mỗi đứa trẻ đều có những ước mơ "kỳ lạ" của riêng mình.
Khi giao tiếp, bố mẹ ít nhiều sẽ không đồng tình và trấn áp trẻ bằng những lời giải thích mà mình cho là hợp lý.
Tuy nhiên, vì là ước mơ nên đôi khi có phần không thực tế. Ước mơ không nhất thiết phải trở thành hiện thực nhưng đóng vai trò là động lực và nguồn cảm hứng, giúp trẻ phát triển theo hướng suy nghĩ của chính mình. Nhưng đáng tiếc là nhiều phụ huynh lại không nhận ra điều này.
Vygotsky nói: Tôi nghĩ bạo lực bằng lời nói có hại nhất đối với trẻ. Không giống như bạo lực thể xác, nó có thể được nhìn thấy và chạm vào".
Không cười cợt, đùa giỡn
Nếu chú ý quan sát, chúng ta dễ dàng nhận thấy trong dịp Tết Nguyên đán hoặc những buổi tụ tập họ hàng, bạn bè, nhiều người sẽ hỏi con cái về ước mơ tại bàn ăn. Trước khi trẻ kịp trả lời, nhiều người sẽ phản ứng trước, thường với giọng điệu mỉa mai. Cuối cùng, giấc mơ trẻ thường bị dập tắt khi người lớn cười nhạo.
Ước mơ là một điều vô cùng thiêng liêng đối với trẻ, các chuyên gia khuyên bố mẹ không nên đùa giỡn, vì điều này sẽ khiến trẻ ngày càng trở nên tự ti. Nhiều đứa trẻ lớn lên trở nên tầm thường, chủ yếu là do bố mẹ cười nhạo vào ước mơ của mình khi còn nhỏ.
Bố mẹ không nên đùa giỡn, cười cợt trước ước mơ của con.
Hãy suy nghĩ kỹ, khi chúng ta vui vẻ chia sẻ câu chuyện với một người bạn tốt, nhưng thứ nhận lại được là sự thờ ơ, lúc đó chắc hẳn chúng ta sẽ cảm thấy rất buồn. Thực tế, cảm giác này cũng thường diễn ra ở trẻ nhỏ.
Cuộc sống hiện đại, khiến bố mẹ ngày càng bận rộn với công việc và thiếu giao tiếp với con. Vì vậy, khi trẻ kể về ước mơ của mình, bố mẹ có xu hướng phản hồi chiếu lệ. Điều này không chỉ làm tổn hại đến sự tự tin, mà còn tăng thêm khoảng cách giữa bố mẹ và con cái.
Không nên ngăn cản trẻ phát triển ước mơ
Bố mẹ không nên ngăn cản những ước mơ "viển vông" của con mà thay vào đó hãy khuyến khích. Thật tốt khi có ước mơ. Ước mơ là động lực bên trong có thể truyền cảm hứng cho trẻ tiến về phía trước.
"Con có thể làm được" - Những lời nói giản dị như vậy sẽ vô cùng ấm lòng, trẻ sẽ càng tự tin hơn trước sự động viên.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự động viên từ phía phụ huynh không nên quá chiếu lệ. Tuy nói rằng điều đó rất tuyệt nhưng ánh mắt và giọng điệu lại bộc lộ thái độ thiếu kiên nhẫn.
Vì vậy, bố mẹ cũng nên thay đổi quan điểm của mình. Đầu tiên, hãy đồng tình với ước mơ của con mình từ tận đáy lòng, sau đó khuyến khích, điều đó sẽ có tác dụng đạt được kết quả gấp đôi.
Ước mơ là động lực bên trong có thể truyền cảm hứng cho trẻ tiến về phía trước.
Khi trẻ nói rằng, con muốn trở thành giáo viên, bác sĩ, tài xế lái xe... Sau khi khuyến khích, hãy hướng dẫn trẻ một cách chính xác hướng tới ước mơ.
Ví dụ: À, mẹ thấy rất khó để trở thành bác sĩ. Con cần đọc thêm sách y khoa sau giờ học để thu được kiến thức nào đó.
Thông qua hình thức hướng dẫn, bố mẹ có thể biến ước mơ thành động lực để con hoàn thiện bản thân, cho phép trẻ từng bước tiến tới ước mơ của mình. Ngoài việc trẻ có thể cải thiện bản thân, cũng trở nên mãn nguyện và hạnh phúc hơn.
Trẻ em có tính tò mò về nhiều thứ, nên ước mơ sẽ luôn thay đổi. Hầu hết các bậc bố mẹ đều cho rằng trẻ đang bốc đồng, nói cho vui.
Điều bố mẹ cần làm là giao tiếp nhiều hơn với con nhiều hơn, có thể nói chuyện về ước mơ, sau đó hỏi trẻ lý do. Điều cần lưu ý là bố mẹ không nên bày tỏ ý kiến quá mức, mà hãy kiên nhẫn lắng nghe. Bằng cách này, trẻ sẽ dễ dàng tìm thấy ước mơ thực sự của mình hơn.
Bình luận