Khoảng cách lớn giữa trẻ khóc và cười khi thức dậy, nhất là số 3 thấy rõ khác biệt về EQ
Có một số điểm khác biệt chính giữa trẻ khóc và trẻ cười khi thức dậy, bố mẹ nên chú ý quan sát trạng thái của con.
Trạng thái của trẻ khi thức dậy có thể phản ánh nhiều điều về tâm trạng và sức khỏe. Ví dụ, khi trẻ thức dậy với nụ cười tươi tắn, điều này thường cho thấy chúng có một giấc ngủ sâu và thoải mái, cảm thấy an toàn và hạnh phúc trong môi trường xung quanh.
Ngược lại, nếu trẻ thức dậy trong trạng thái khóc lóc hoặc quấy khóc, phản ánh nhiều vấn đề tiềm ẩn. Có thể trẻ chưa ngủ đủ giấc, hoặc gặp phải những giấc mơ không đẹp, dẫn đến lo lắng và không an tâm khi thức dậy.
Thực tế, có 4 điểm khác biệt chính giữa trẻ khóc và trẻ cười khi thức dậy. Bố mẹ nên tham khảo để hiểu hơn về tính cách, trạng thái tâm lý của con.
Trẻ có tính cách khác nhau
Nghiên cứu của Alexander Thomas và Stella Chase (Giáo sư tâm lý trẻ em và bác sĩ nhi khoa tại Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh sẽ thể hiện nhiều tính cách và tính khí khác nhau ngay sau khi sinh và những biểu hiện tính khí này khá ổn định.
Trẻ sơ sinh khóc ngay khi thức dậy thường thiếu kiên nhẫn. Trẻ muốn uống sữa và được mẹ ôm ngay sau khi thức dậy, và không có nhiều kiên nhẫn để chờ đợi.
Hiểu đơn giản đó là tính nóng nảy. Ví dụ, khi trẻ thức dậy, nếu mẹ không đến bên con trong vòng 5 giây, đứa trẻ sẽ khóc.
Trong khi đó, những em bé cười khi thức dậy rất khác biệt. Trẻ có thể tự chơi một lúc, bình tĩnh hơn.
Mẹo nuôi dạy con: Đối với trẻ thiếu kiên nhẫn, bố mẹ nên sửa một số thói quen, chẳng hạn như duy trì việc đi ngủ và thức dậy sớm đều đặn. Đối với trẻ tâm trạng tốt, hãy cho con nhiều thời gian để tự khám phá.
Cảm giác an toàn
Trẻ sơ sinh khóc khi thức dậy giống như những con vật nhỏ đột nhiên ở trong một môi trường xa lạ, vậy nên dùng tiếng khóc để xác nhận "Ở đây có an toàn không?"
Những em bé mỉm cười ngay khi thức dậy cảm thấy như đang ở trong một tổ ấm quen thuộc. Các bé tràn đầy niềm tin vào mọi thứ xung quanh và đáp lại bằng một nụ cười "Con an toàn".
Trẻ hay khóc, nhạy cảm thường thiếu cảm giác an toàn.
Trẻ con khóc ngay khi thức dậy thường nhạy cảm. Khi mở mắt ra và thấy có gì đó không ổn, rèm cửa chỉ bị gió thổi nhẹ trẻ sẽ òa khóc như thể đang nói: "Khác với trước khi con ngủ, mẹ ơi, nhanh đến đây nào!" Trẻ không ngừng khóc cho đến khi mẹ bế vào vòng tay quen thuộc.
Ngược lại, em bé thức dậy với trạng thái yên tĩnh, vui vẻ thường nhìn xung quanh xem có điều gì thú vị hay mới mẻ không.
Trẻ dường như cho rằng thế giới này rất thân thiện và sẽ tìm thấy những điều thú vị để làm, điều này làm tăng cảm giác an toàn.
Khác nhau cách thể hiện cảm xúc
Theo một cuộc khảo sát tại Trung Quốc, trong số 100 em bé, 78% những em khóc khi thức dậy sẽ tiếp tục làm ầm ĩ khi thay tã, như thể cả thế giới đang chống lại mình; trong khi 65% những em bé mỉm cười lúc thức dậy sẽ ngoan ngoãn chờ ai đó thay tã cho mình, đôi khi còn bi bô nói không ngừng.
Đằng sau đó là hai cách khác nhau để xử lý cảm xúc.
Trẻ có khả năng điều chỉnh cảm xúc rất tốt, như thể sinh ra đã là người lạc quan.
Trẻ sơ sinh khóc ngay khi thức dậy thường thể hiện cảm xúc trực tiếp, không có "vùng đệm". Nếu đói, lạnh, nhớ mẹ, tất cả những điều khiến bé khó chịu đều có thể được giải tỏa qua tiếng khóc.
Trong khi đó, đứa trẻ mỉm cười khi thức dậy không biểu lộ cảm xúc một cách trực tiếp và có vùng đệm cảm xúc riêng.
Ngay cả khi trẻ hơi đói sau khi thức dậy và mẹ không ở bên, vẫn có thể thích nghi nhanh chóng. Trẻ em thuộc nhóm này có khả năng điều chỉnh cảm xúc rất tốt, như thể sinh ra đã là người lạc quan. Trẻ có thể tự an ủi bản thân, ít phải chăm sóc, và khi lớn lên thường có chỉ số EQ cao hơn.
Khác biệt về kỹ năng giao tiếp
Theo kết quả từ một nhóm nghiên cứu, những em bé khóc ngay khi thức dậy luôn chờ người khác đưa đồ chơi cho mình trong các hoạt động nhóm và hiếm khi chủ động.
Ngược lại, những em bé cười ngay khi thức dậy thích chủ động chơi với bạn, giống như chuyên gia xã hội nhỏ tuổi.
Hai phản ứng khi thức dậy này thực chất là cách sớm nhất để trẻ sơ sinh tương tác với mọi người.
Đối với em bé khóc ngay khi thức dậy, tiếng khóc thực chất là lời kêu gọi. Bởi khi trẻ khóc sẽ nhận được sự chú ý hơn.
Tuy hơi thụ động nhưng cũng có những lợi ích riêng. Nếu nhìn theo góc độ tích cực, trong tương lai, khi gặp khó khăn, bé sẽ không cố gắng tự mình chống chọi, mà biết cách kêu cứu trực tiếp.
Bố mẹ cần tinh tế lắng nghe và cảm nhận.
Trẻ sơ sinh mỉm cười khi thức dậy sẽ dùng sự lạc quan thu hút chú ý, trẻ có xu hướng chủ động trong giao tiếp và kết bạn nhiều hơn.
Thực tế, bố mẹ không cần quá lo lắng về việc con khóc hay cười khi thức dậy. Điều quan trọng hơn cả là hiểu được ngữ điệu và ý nghĩa trong từng tiếng khóc hay những nụ cười của con. Mỗi giọt nước mắt có thể là một lời kêu gọi về sự chú ý hay cần thiết về nhu cầu cơ bản, trong khi nụ cười lại phản ánh niềm vui và sự phấn khởi trước một ngày mới.
Bố mẹ cần tinh tế lắng nghe và cảm nhận, từ đó đưa ra những phản ứng phù hợp để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Việc này giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và bảo vệ, tạo ra một môi trường an toàn.
Khi bố mẹ biết cách nhạy bén với những tín hiệu từ con, mối quan hệ giữa hai bên sẽ trở nên gắn bó hơn, đồng thời giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về cả tâm lý lẫn cảm xúc.
Bình luận