Loài hoa này nở cả nghìn bông một lúc, tỏa ra mùi hương quyến rũ, càng trồng càng có giá

Loài hoa này được coi là biểu tượng của sự may mắn và thuận lợi trong công việc

Hoa tử đằng hay còn có tên gọi khác là hoa đằng la, dây sắn tía, hoa chu đăng. Đây vừa là cây thân leo vừa là cây thân gỗ, cây có khả năng uốn cong và leo cao tới 20m, tán rộng đến 10m.

Hoa tử đằng có nhiều loại khác nhau, được chia thành 4 loại chính là tử đằng Nhật Bản Wisteria Floribunda, tử đằng Trung Quốc Wisteria Sinensis, tử đằng châu Mỹ Kentucky Wisteria Macrostachya và tử đằng Mỹ Wisteria Frutescens.

Loài hoa này nở cả nghìn bông một lúc, tỏa ra mùi hương quyến rũ, càng trồng càng có giá - 1

Hoa tử đằng thường trồng 5 năm mới nở hoa, nở vào đầu mùa hè vào tháng 4 đến tháng 6. Hoa có nhiều bông hoa nhỏ tạo thành các chùm tia dài rủ xuống như thác đổ, tạo ra một cảm giác mê đắm. Chính vì vậy, một khi đã nở, hoa tử đằng sẽ nở cả nghìn bông một lúc và tỏa hương thơm quyến rũ.

Loài hoa này có 5 màu gồm tím, hồng, trắng, xanh, vàng, trong đó màu tím và hồng là phổ biến nhất. Cây có tán rộng nên bạn có thể trồng trong khuôn viên nhà để tạo thành giàn cho bóng mát.

Loài hoa này nở cả nghìn bông một lúc, tỏa ra mùi hương quyến rũ, càng trồng càng có giá - 2

Trong phong thủy, hoa tử đằng được coi là biểu tượng của sự may mắn và thuận lợi trong công việc. Loài hoa này còn tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và cuộc sống luôn tràn đầy năng lượng tích cực.

Ngoài ra, ý nghĩa của hoa tử đằng còn dựa theo màu sắc. Cụ thể, hoa tử đằng màu tím tượng trưng cho tình yêu thủy chung và vĩnh cửu; màu hồng thể hiện sự quan tâm và lòng nhân ái, là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp và sự tình yêu; màu trắng thường đại diện cho sự thuần khiết và may mắn,…

Loài hoa này nở cả nghìn bông một lúc, tỏa ra mùi hương quyến rũ, càng trồng càng có giá - 3

Cách trồng và chăm sóc hoa tử đằng

Hoa tử đằng có thể trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Với phương pháp gieo hạt, bạn hãy ngâm hạt trong nước khoảng 24 tiếng để kích thích hạt nảy mầm, sau đó gieo vào đất tơi xốp. Tưới nước vừa đủ rồi đặt ở nơi có nhiệt độ vừa phải, không lâu sau hạt sẽ nảy mầm.

Với phương pháp giâm cành, bạn chỉ cần cắt cành khỏe mạnh thành từng đoạn 15 – 20cm rồi cắm cành vào đất là được. Thời điểm thích hợp nhất để nhân giống hoa tử đằng là vào tháng 3, tháng 4 hàng năm. Lưu ý, hoa tử đằng thích môi trường lạnh, cho nên tránh trồng ở vùng có nhiệt độ cao hoặc khí hậu nhiệt đới.

Loài hoa này nở cả nghìn bông một lúc, tỏa ra mùi hương quyến rũ, càng trồng càng có giá - 4

Loài hoa này có sức sống mãnh liệt, không yêu cầu chăm sóc nhiều, nhưng muốn cây phát triển tốt thì bạn cần chú ý tới những yếu tố sau:

- Ánh sáng:

Hoa tử đằng cần một lượng ánh sáng nhất định để nở hoa, dù là nắng toàn phần hay nửa bóng râm, bởi đây là cây ưa sáng. Vì thế, ngay cả khi trồng hoa trong chậu, bạn hãy đặt cây ở nơi nhiều nắng.

- Bón phân:

Có sự khác biệt giữa hoa tử đằng trồng trong chậu và hoa tử đằng trồng trên mặt đất. Cây có bộ rễ phát triển tốt vì thế nếu trồng trong chậu, bạn hãy trồng trong chậu lớn để đảm bảo cây hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cây trồng trong chậu phải thường xuyên bón phân để cây phát triển mạnh. Nếu không bón phân đầy đủ, cây tử đằng có thể phát triển chậm và ra hoa ít hơn hoặc không ra hoa.

Không sử dụng sai phân bón. Vào mùa xuân, bạn nên bón phân đa nguyên tố gồm phân lân và phân kali, chẳng hạn như phân Huaduoduo số 2, phân kali dihydro photphat, phân hỗn hợp.

Loài hoa này nở cả nghìn bông một lúc, tỏa ra mùi hương quyến rũ, càng trồng càng có giá - 5

- Cắt tỉa:

Bí quyết để hoa tử đằng phát triển tốt là cắt tỉa thường xuyên. Hãy cắt ngắn lại về phía ngọn khoảng 15cm vào mùa hè, nên cắt ngắn lại chỉ còn chồi vào mùa đông.

- Tưới nước:

Với cây non từ 1 đến 24 ngày tuổi, nên tưới nước thường xuyên để cây phát triển mạnh. Khi cây đã phát triển ổn định, bạn không cần tưới nước quá nhiều cho hoa tử đằng, 1 tuần tưới 2-3 lần là được.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Vẻ đẹp giản dị qua ống kính của NSNA Vũ Huyến

Vẻ đẹp giản dị qua ống kính của NSNA Vũ Huyến

Trong thế giới nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam, cái tên Vũ Huyến không còn xa lạ. NSNA Vũ Huyến bằng tài năng và nhiệt huyết của mình, đã để lại dấu ấn qua những bức ảnh mang tính sáng tạo và sâu lắng, thể hiện không chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam mà còn những tầng sâu của xã hội. Ngoài ra, với vai trò là nhà lý luận phê bình, ông đã viết nhiều bài nghiên cứu, phân