Loại rau xưa chỉ cho lợn ăn, nay thành đặc sản được ưa chuộng dịp Tết, trồng một chậu hái ăn quanh năm

Hiện nay, loại rau này có giá dao động từ 30.000 – 55.000 đồng/kg, tuỳ vào nguồn cung và chất lượng.

Nếu từng lớn lên ở vùng quê, hẳn không ít người từng hái quả tầm bóp chín để ăn chơi. Quả nhỏ xinh với vàng cam, được bọc trong lớp vỏ mỏng như chiếc lồng đèn, cắn vào nghe tiếng “bụp” nhẹ, bên trong là phần thịt quả chua ngọt, thanh mát.

Tầm bóp mọc dại nhiều ở ven ruộng, bờ mương, nơi đất hoang. Cây cao khoảng 50–80cm, lá xanh mềm, mép răng cưa nhẹ, hoa nhỏ màu vàng nhạt. Dù chẳng được trồng bài bản, loài cây này vẫn phát triển mạnh mẽ nhờ sức sống bền bỉ và chủ yếu được người dân hái về cho lợn ăn.

Loại rau xưa chỉ cho lợn ăn, nay thành đặc sản được ưa chuộng dịp Tết, trồng một chậu hái ăn quanh năm - 1

Rau tầm bóp.

Từng là loại rau dại chẳng mấy ai để ý, rau tầm bóp giờ đây lại khiến không ít người ngỡ ngàng khi xuất hiện trong các cửa hàng thực phẩm sạch, thậm chí được bày bán trong siêu thị với mức giá không hề rẻ. Ngọn non của rau tầm bóp thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như luộc, xào, nấu canh,… Vậy Điều gì khiến loại rau quê mùa này trở nên “đắt xắt ra miếng”?

Loại rau xưa chỉ cho lợn ăn, nay thành đặc sản được ưa chuộng dịp Tết, trồng một chậu hái ăn quanh năm - 2

Quả tầm bóp.

Loại rau xưa chỉ cho lợn ăn, nay thành đặc sản được ưa chuộng dịp Tết, trồng một chậu hái ăn quanh năm - 3

Quả tầm bóp khi chín.

Cây tầm bóp hay còn gọi là cây lồng đèn, thù lù cạnh, cây bôm bốp, bùm bụp,… tên khoa học là Physalis angulata, thuộc họ Cà. Không chỉ ngon miệng, rau tầm bóp còn được xem là vị thuốc quý. Theo y học cổ truyền, toàn cây đều có thể dùng làm thuốc, từ lá, thân, hoa đến rễ và quả.

Rau tầm bóp có tính mát, vị hơi đắng, giúp giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Nhiều người dùng rau tầm bóp để hỗ trợ điều trị viêm họng, cảm sốt, tiểu đường, huyết áp cao, mụn nhọt,… Nhờ hàm lượng vitamin A và vitamin C dồi dào mà rau tầm bóp còn có thể ngăn ngừa, giảm bớt tình trạng đau nhức cũng như tổn thương ở các mô cơ, tăng cường hệ miễn dịch, giúp sáng mắt, điều trị tiểu đường, phòng ngừa sỏi tiết niệu,…

Loại rau xưa chỉ cho lợn ăn, nay thành đặc sản được ưa chuộng dịp Tết, trồng một chậu hái ăn quanh năm - 4

Rau tầm bóp xào.

Quả tầm bóp không chỉ dùng để ăn sống, nó còn được làm mứt, ép nước hoặc sấy khô để bảo quản lâu dài.

Hiện nay, giá rau tầm bóp dao động từ 30.000 – 55.000 đồng/kg, tuỳ vào nguồn cung và chất lượng. Vào dịp Tết, nhiều người thường săn lùng rau tầm bóp để ăn giải ngán, nên giá rau có thể bị đẩy lên cao hơn. Riêng quả tầm bóp chín, có khi giá lên tới 200.000 đồng/kg.

Loại rau xưa chỉ cho lợn ăn, nay thành đặc sản được ưa chuộng dịp Tết, trồng một chậu hái ăn quanh năm - 5

Cách trồng và chăm sóc rau tầm bóp

Hiện nay, người ta không chỉ thu hái rau tầm bóp từ thiên nhiên, mà loại rau này đã được nhân rộng, thậm chí nhiều người còn trồng ngay trong vườn nhà mình. Sở dĩ như vậy vì rau tầm bóp rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, cây phù hợp với khí hậu nóng ẩm, chỉ cần đất tơi xốp, thoát nước tốt.

Rau tầm bóp thường được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Đầu tiên, cần chuẩn bị hạt giống từ quả tầm bóp chín già, thường có lớp vỏ mỏng khô bên ngoài và màu vàng cam bên trong, hoặc bạn có thể mua hạt giống về trồng.

Hạt nên được ngâm nước ấm khoảng 4–6 tiếng để kích thích nảy mầm, sau đó gieo trực tiếp xuống đất hoặc khay ươm. Sau khi gieo, tưới nước đều đặn ngày 1–2 lần, tránh để đất quá khô hoặc quá ẩm.

Cây phát triển nhanh, sau khoảng 7–10 ngày sẽ mọc mầm. Khi cây cao khoảng 7–10 cm, có thể bứng ra trồng thưa hơn, mỗi cây cách nhau 30–40 cm để phát triển tốt. Bạn có thể trồng trong vườn, bồn, hoặc thùng xốp nếu không gian hẹp.

Loại rau xưa chỉ cho lợn ăn, nay thành đặc sản được ưa chuộng dịp Tết, trồng một chậu hái ăn quanh năm - 6

Trong quá trình chăm sóc cây tầm bióp, bạn nên chú ý tới những yếu tố sau:

- Đất trồng: Tầm bóp ưa đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt, nên chọn đất thịt nhẹ hoặc pha cát là lý tưởng.

- Ánh sáng: Vị trí trồng cần nhiều nắng, thoáng gió.

- Bón phân: Trong quá trình chăm sóc, chỉ cần bón thêm phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh định kỳ mỗi 2–3 tuần, nhổ cỏ và vun gốc để cây khỏe.

Tầm bóp gần như không bị sâu bệnh, chỉ cần để ý sâu ăn lá, có thể xử lý bằng cách bắt tay hoặc dùng nước tỏi, ớt xịt nhẹ.

Sau khoảng 40–45 ngày có thể thu hoạch lá non để nấu ăn. Nếu muốn lấy quả, chờ thêm khoảng 2 tháng khi quả chuyển màu vàng cam, lớp vỏ bao ngoài khô lại là có thể hái.

Cây cho thu hoạch rau liên tục, mỗi lần hái cách nhau vài ngày. Khi cây già, đọt non ít ra, chỉ cần chặt sát gốc, sau đó tưới đều đặn là cây mọc lại, cành non ra nhiều, có thể tiếp tục thu hoạch. 

Lyly

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy