Mới cưới 3 ngày, một đứa trẻ đến nhà gọi tôi là mẹ, nghe mẹ chồng giải thích tôi rơi nước mắt

Sáng hôm đó, hai vợ chồng về nhà ngoại lại mặt. Đến chiều trở về nhà chồng, tôi thấy trong nhà có một đứa trẻ lạ mặt. Vẻ mặt chồng tôi lúc đó có chút không thể tin được.

Tôi và chồng cũ cưới nhau được 3 năm và có một cậu con trai 3 tuổi. Lý do ly hôn là vì anh ấy ngoại tình, thậm chí còn trơ trẽn đến mức đưa nhân tình về nhà ngủ trên giường cưới của hai vợ chồng. Quá đáng hơn là bố mẹ chồng lại mắt nhắm mắt mở cho qua, cho rằng đàn ông trăng hoa là chuyện bình thường. Cuối cùng tôi nộp đơn ly hôn, con trai do chồng nuôi dưỡng. 

Sau ly hôn, tôi mất niềm tin vào đàn ông. Với 500 triệu chia từ tài sản chung sau hôn nhân, tôi mở một quán nước nhỏ trước cổng trường đại học. Sau này tôi gặp chồng hiện tại của mình, anh ấy là giảng viên của trường đại học này và ngày nào anh cũng ghé vào quán tôi ủng hộ.

Thỉnh thoảng, anh trò chuyện với tôi đôi câu. Qua nói chuyện, tôi mới biết anh cũng từng trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ. Có lẽ do hoàn cảnh giống nhau nên chúng tôi càng cảm thông cho nhau và có nhiều chủ đề chung để nói chuyện.

Dần dần, chúng tôi trở thành bạn tốt và nói chuyện cởi mở hơn. Khi rảnh rỗi, anh ấy còn giúp tôi bê nước, dọn bàn.

Có lần, một cô gái, có lẽ là học trò của anh vào mua nước. Chọn đồ uống xong, cô ấy cứ nhìn hai chúng tôi cười thầm rồi hỏi anh:

- Thầy ơi, thầy có giảm giá cho em không?

Chưa kịp để anh trả lời, cô bé lại quay sang bảo tôi:

- Cô ơi, em là học trò của thầy, cô là vợ thầy, cô có giảm giá cho em không?

Mặt tôi nóng bừng, không dám ngẩng đầu nhìn ai. Hôm đó khi chuẩn bị đóng cửa hàng, anh tỏ tình với tôi và cứ thế chúng tôi trở thành một cặp.

Mới cưới 3 ngày, một đứa trẻ đến nhà gọi tôi là mẹ, nghe mẹ chồng giải thích tôi rơi nước mắt - 1

Hôm đó khi chuẩn bị đóng cửa hàng, anh tỏ tình với tôi và cứ thế chúng tôi trở thành một cặp. (Ảnh minh họa)

Sau đó, anh thuê một căng tin trong trường học cho tôi bán hàng. Anh chăm lo cho tôi từng chút một, và sự quan tâm chu đáo ấy đã khiến vết thương lòng trong tôi dần được chữa lành, có niềm tim lại vào tình yêu và hôn nhân.

Vì cả hai đều trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ nên sau 2 năm yêu, khi bàn tới chuyện cưới xin thì gia đình không có ý kiến ​​gì cả. Tôi định tổ chức một lễ cưới đơn giản nhưng không ngờ anh lại tổ chức một lễ cưới hoành tráng, hơn cả lần đầu tôi lấy chồng.

Một số bạn thân thiết đều nhận xét chồng tôi là người đáng tin cậy. Ấy thế mà ngày thứ 3 sau đám cưới, một đứa trẻ lạ mặt lại tới nhà, gọi tôi là mẹ.

Sáng hôm đó, hai vợ chồng về nhà ngoại lại mặt. Đến chiều trở về nhà chồng, tôi thấy trong nhà có một đứa trẻ lạ mặt. Vẻ mặt chồng tôi lúc đó có chút không thể tin được, sững sờ một lúc anh hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, sao mẹ lại đưa con bé đến đây?

Lúc đó tôi vừa ngạc nhiên, vừa bối rối. Đứa trẻ này có phải là con của chồng tôi và vợ cũ không? Nhưng tôi nhớ chồng kể rằng anh và vợ cũ chưa có con. Chẳng lẽ chồng đã lừa dối tôi?

Nếu thực sự là con của chồng, tôi có thể chấp nhận nuôi đứa trẻ vì dù sao tôi cũng là một người mẹ, tôi có thể thông cảm và hiểu cho anh. Nhưng chưa kịp nói gì thì mẹ chồng đã bảo đứa bé bước tới trước mặt vợ chồng tôi và nói:

- Mau gọi bố mẹ đi, từ nay đây sẽ là bố mẹ của con!

Mới cưới 3 ngày, một đứa trẻ đến nhà gọi tôi là mẹ, nghe mẹ chồng giải thích tôi rơi nước mắt - 2

Mẹ chồng nắm lấy tay tôi, xin tôi nhận đứa bé làm con. (Ảnh minh họa)

Chồng ngạc nhiên không kém gì tôi. Không để hai vợ chồng kịp lên tiếng, mẹ chồng lại nắm lấy tay tôi nói:

- Con à, bé gái này là của con gái mẹ. Trước khi đến với bố các con, mẹ từng lầm lỡ sinh ra một bé gái. Bị bạn trai cũ chối bỏ, lo sợ bị đàm tiếu rồi không gả đi được nên mẹ đã cho nó đi. Sau này mẹ rất hối hận, đi tìm con gái thất lạc mãi không được. Nhưng trời không phụ lòng người, cuối cùng mẹ đã tìm thấy con bé cách đây 3 năm.

Khi ấy, bố các con vẫn còn sống, mẹ sợ bố sẽ ly hôn nên vẫn giấu, chỉ dám nói với Hùng (tên chồng tôi) rồi lén lút tới gặp con riêng của mình. Nửa năm trước, vợ chồng nó không may thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi, để lại đứa con thơ này. Ông bà hai bên người mất, kẻ già yếu lắm rồi nên không thể chăm sóc đứa nhỏ này. Dù sao đây cũng là cháu ruột của mẹ, mẹ không nỡ để nó bơ vơ bên ngoài nên nay mới đánh bạo đưa nó về đây, dự định cho các con nhận làm con nuôi để nó có một mái nhà. Con à, con có đồng ý làm mẹ đứa bé không?

Mẹ chồng nghẹn ngào khi nhắc đến đứa con riêng của mình. Rồi bà nhìn tôi bằng ánh mắt cầu xin, chờ đợi một câu trả lời. Tôi biết nỗi đau khi phải xa con nên khi nghe mẹ chồng nói chuyện, tôi đã rơi nước mắt.  

Nhìn dáng vẻ của chồng, tôi biết anh cũng thương đứa bé và muốn nhận làm con, nhưng vẫn e ngại không biết tôi có chấp nhận không. Gạt đi giọt lệ ở khóe mắt, tôi ngồi xổm xuống hỏi bé gái:

- Con gái à, con có bằng lòng nhận mẹ làm mẹ không? Nếu con đồng ý thì từ nay chúng ta sẽ là một gia đình!

Chồng thoáng chốc sững sờ. Anh cũng ngồi xuống hỏi bé gái. Khi nhận được cái gật đầu của con bé, gia đình 3 người chúng tôi đã ôm nhau khóc. Mẹ chồng đứng bên cạnh cũng khóc, nhưng đó là giọt nước mắt hạnh phúc, an tâm.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Hai họa sỹ cự phách có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc đời cầm cọ của tôi, một là người Việt – Nam Sơn Hoạ gia - Nguyễn Vạn Thọ (1890 - 1973) và hai là Tề Bạch Thạch (1864 - 1957), tên thật là Tề Thuần Chi, một Danh họa, triện khắc gia nổi tiếng và kiệt xuất người Trung Quốc. Ông còn có biệt hiệu là Tề Hoàng và Tề Vị Thanh. Ông nổi tiếng với bút pháp đại tả ý, nét vẽ thâm hậu,

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Những ngày ở Vinpearl Phú Quốc tham gia tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014, tôi thường cùng nhà báo Hồng Vĩnh dậy sớm đón minh ló rạng từ phía biển xa, nhấp nhô trên những con sóng xanh vỗ về đảo ngọc. Các thí sinh sẽ cùng ca sĩ Tạ Minh Tâm lên tàu ra đảo Đồi Mồi, một hòn nhỏ gần Phú Quốc để thực hiện cảnh quay trong MV “Tổ quốc gọi tên mình”. Đã nhiều ngày qua, ca sĩ Tạ Minh T

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Nằm trên mảnh đất hình đầu rồng ở thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên), được bao bọc bởi hồ nước trong xanh in bóng những cây nhãn lồng cổ thụ, Đền An Xá - ngôi đền cổ thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị thần tiên - như một chốn yên bình để du khách tìm về với lịch sử Đạo giáo, Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, nơi đây còn là nơi bảo tồn và gìn giữ hoàn ch