Phát hiện con trai không cùng huyết thống, người chồng âm thầm thực hiện 1 kế hoạch sau 10 năm giấu kín

Dù không có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào trước đó, nhưng chính sự tò mò vô thức đã khiến anh tìm đến trung tâm xét nghiệm ADN cho con trai.

Khi nhận kết quả xét nghiệm ADN, Vương La (Trung Quốc) – một người đàn ông 40 tuổi, cảm thấy thế giới của mình hoàn toàn sụp đổ. Tờ giấy mỏng manh nhưng chứa đựng sự thật tàn nhẫn: Đứa con trai anh yêu thương suốt 6 năm qua không phải con ruột của anh.

Thay vì lập tức đối chất với vợ hay phơi bày sự thật, anh chọn cách giữ im lặng. Nhưng sau suốt 10 năm che giấu, anh không thể tiếp tục sống mãi với bí mật này. Một kế hoạch âm thầm đã được anh chuẩn bị trong suốt những năm qua để đưa mọi chuyện đến hồi kết.

Cú sốc từ tờ kết quả ADN

Mọi chuyện bắt đầu khi Vương La tình cờ nghe được một cuộc trò chuyện giữa đồng nghiệp về xét nghiệm ADN huyết thống. Một người trong số họ kể lại câu chuyện phát hiện con không cùng huyết thống sau khi xét nghiệm, khiến anh nảy sinh ý nghĩ: “Liệu có khả năng nào xảy ra với mình không?”

Dù không có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào trước đó, nhưng chính sự tò mò vô thức đã khiến anh tìm đến trung tâm xét nghiệm. Mẫu tóc của anh và con trai được gửi đi mà không ai hay biết. Vài ngày sau, khi nhận được phong bì niêm phong từ trung tâm xét nghiệm ADN, trái tim anh đập mạnh trong lồng ngực.

Phát hiện con trai không cùng huyết thống, người chồng âm thầm thực hiện 1 kế hoạch sau 10 năm giấu kín - 1

Kết qủa xét nghiệm ADN khiến anh Vương La gục ngã.

“Xác suất quan hệ cha – con: 0%”.

Cả cơ thể anh cứng đờ. Anh đọc lại từng dòng, cố gắng tìm kiếm một sai sót, nhưng kết quả vẫn rõ ràng như vậy. Đứa trẻ mà anh đã bế ẵm từ khi chào đời, đứa trẻ mà anh yêu thương, dạy dỗ, lại không có chung huyết thống với anh.

Khoảnh khắc ấy, anh cảm thấy như bị phản bội. Anh không chỉ mất đi niềm tin với người vợ đã chung sống bao năm, mà còn hoang mang không biết nên làm gì tiếp theo. Vạch trần sự thật, hay tiếp tục sống trong giả dối?

10 năm giấu kín và 1 kế hoạch trong bóng tối

Sau nhiều đêm trằn trọc, Vương La quyết định giữ bí mật này cho riêng mình. Anh hiểu rằng nếu nói ra, cuộc hôn nhân của anh sẽ đổ vỡ, con trai anh sẽ tổn thương. Nhưng anh cũng không thể chấp nhận sống trong sự giả dối mãi mãi.

Vài năm sau, vợ anh mang thai lần 2 và sinh cho anh một bé gái. Sự ra đời của con gái khiến anh quyết định thực hiện một điều quan trọng: Xét nghiệm ADN lần nữa.

Phát hiện con trai không cùng huyết thống, người chồng âm thầm thực hiện 1 kế hoạch sau 10 năm giấu kín - 2

Vài năm sau, vợ anh mang thai lần 2 và sinh cho anh một bé gái.

Lần này, kết quả cho thấy đứa bé chính xác là con ruột của anh.

Anh đã thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy 2 chữ "quan hệ cha – con: 99,99%" in trên giấy. Đây không chỉ là sự xác nhận huyết thống, mà còn là động lực để anh tiếp tục duy trì gia đình này.

Tuy nhiên, một câu hỏi vẫn luôn ám ảnh anh: Tại sao vợ lại lừa dối anh ngay từ đầu?

Và thế là, anh bắt đầu lên một kế hoạch.

Lựa chọn cuối cùng: Phơi bày hay im lặng mãi mãi?

Sau 10 năm sống trong im lặng, Vương La quyết định tổ chức một buổi tụ họp gia đình, nơi anh có thể phơi bày sự thật.

Tại buổi tiệc, anh nhìn thấy con trai vui vẻ chạy nhảy cùng em gái, nhìn vợ cười nói với họ hàng, lòng anh chợt dao động. Liệu sự thật có thực sự quan trọng? Ngay lúc ấy, con trai anh chạy đến, kéo tay anh và cười nói: "Bố ơi, mình cùng chơi thả diều nhé!".

Nhìn ánh mắt háo hức của con, bức tường cảm xúc trong lòng anh vỡ vụn. Suốt 10 năm qua, dù có cùng huyết thống hay không, anh đã yêu thương và nuôi nấng thằng bé như con ruột. Một tờ giấy không thể xóa nhòa những năm tháng ấy.

Tối hôm đó, anh chọn cách đốt tờ xét nghiệm ADN đầu tiên. Anh quyết định không bao giờ nói ra sự thật này nữa.

Khi nào nên làm xét nghiệm ADN?

Xét nghiệm ADN là phương pháp chính xác nhất để xác định quan hệ huyết thống và các vấn đề di truyền. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần thực hiện. Dưới đây là những trường hợp nên xét nghiệm ADN:

- Xác định quan hệ huyết thống khi có nghi ngờ về quan hệ cha – con, mẹ – con, hoặc cần xác nhận ruột thịt để bảo lãnh, thừa kế, nhận con nuôi.

- Kiểm tra bệnh di truyền khi cần đánh giá nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tan máu bẩm sinh, vô sinh do gene.

- Hỗ trợ pháp lý khi cần xác nhận thân nhân trong các vụ án, tai nạn hoặc tranh chấp nhập tịch, quốc tịch.

- Nghiên cứu nguồn gốc tổ tiên khi muốn tìm hiểu về dòng dõi hoặc kết nối với người thân thất lạc.

- Khi nào không nên làm xét nghiệm ADN?

- Khi chỉ dựa vào nghi ngờ cảm tính, không có lý do chính đáng.

- Khi chưa chuẩn bị tâm lý cho mọi kết quả có thể xảy ra.

- Khi có thể giải quyết bằng cách trò chuyện, thấu hiểu thay vì tìm đến xét nghiệm.

Xét nghiệm ADN hữu ích nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện, để tránh những hệ lụy không mong muốn.

Thy Dung

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tết trên chiến trường Lào của các nghệ sĩ Hà Nội

Tết trên chiến trường Lào của các nghệ sĩ Hà Nội

Năm 1971 là năm thứ 2 chúng tôi trong cơ quan Binh trạm 13 đón cái Tết Nguyên đán trên đất bạn Lào. Song khác với những Tết trước, Tết này có thêm mấy nữ diễn viên của Đội văn nghệ xung kích thủ đô Hà Nội ăn Tết cùng: Bích Hậu, Kim Khuyên, Thu Minh, Minh Toan.