Tại sao trồng cây lộc vừng mang tới tài lộc nhưng bị nhiều người đưa vào “danh sách đen”? Đây là 4 lý do
Trồng cây lộc vừng trước nhà sẽ giúp xua đuổi tà khí và những điều không may mắn, đồng thời thu hút tài lộc vào nhà, giúp gia chủ gặt hái được nhiều thành công, mang lại sự bình an cho gia đình.
Cây lộc vừng hay còn gọi là cây mưng, cây chiếc, thuộc họ lộc vừng và có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Đây là cây thân gỗ vững chắc, lá xanh mọng có hình mác độc đáo, cành phân tán tốt tạo nên tán lá rộng lớn.
Hoa của lộc vừng có màu đỏ và trắng, nhưng chủ yếu loại hoa đỏ được trồng nhiều hơn. Hoa nở rộ từ tháng 3 đến tháng 8, mọc thành từng chùm ở đầu cành, rủ xuống như những chiếc rèm.
Trong phong thủy, cây lộc vừng nằm trong bộ tứ "Sanh - Sung - Tùng - Lộc" hoặc thường được xếp vào nhóm "Phúc (cây sung) - Lộc (cây lộc vừng) - Thọ (cây vạn tuế)". Vì thế, cây cảnh này đại diện cho sự thịnh vượng, bình an, hạnh phúc và may mắn.
Trồng cây lộc vừng trước nhà sẽ giúp xua đuổi tà khí và những điều không may mắn, đồng thời thu hút tài lộc vào nhà, giúp gia chủ gặt hái được nhiều thành công, mang lại sự bình an cho gia đình. Bên cạnh đó, cây lộc vừng còn là nguồn dược liệu với nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mỗi bộ phận của cây đều có thể tạo thành các loại thuốc chữa trị hiệu quả nhiều loại bệnh liên quan đến da liễu, tai mũi họng, đường tiêu hóa,... Ví dụ như rễ lộc vừng được sử dụng để giảm viêm, trị nấm da, giải nhiệt, hạ sốt, giảm loãng đờm, trị ho và còn được sử dụng để chế tạo thành thuốc trị sởi.
Vỏ lộc vừng chứa nhiều tanin, có thể sấy khô và sắc nước uống trị tiêu chảy, kiết lị, giảm đau bụng và hạ sốt. Lá lộc vừng có thể chế biến thành các món ăn, đồng thời có thể điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Hạt lộc vừng chứa tanin và các chất dinh dưỡng quý giá khác, được dùng trong y học phương Tây để tạo thuốc chống ung thư, giảm đau và chống nấm. Quả lộc vừng thường được dùng để điều trị ho, hen suyễn,…
Tuy nhiên, ngày càng nhiều người ít trồng cây lộc vừng, thậm chí cho loại cây cảnh này vào “danh sách đen”. Đây là 4 lý do.
1. Hoa lộc vừng có mùi tanh tanh
Hoa lộc vừng nở thành từng chùm rủ xuống trông rất đẹp mắt, nhưng nó thực sự không thơm. Tuy nhiên, hoa lộc vừng rất dễ rụng.
Khi hoa lộc vừng dính vào nước mưa, nó sẽ bốc lên mùi mà nhiều người cảm thấy tanh tanh, khó chịu. Chính vì vậy, đây là một trong những lý do khiến nhiều người không thích trồng loại cây này trong sân vườn nhà.
2. Dễ rụng lá, rụng hoa
Lộc vừng có 2 mùa rụng lá. Vào mùa trút lá, cây đổ lá rất nhiều, gần như trút hết lá nên thường xuyên phải quét dọn.
Khi hoa lộc vừng rụng xuống, nó sẽ tạo thành thảm hoa tuyệt đẹp. Nhưng loại cây này rất dễ rụng hoa, nhất là khi giẫm lên thì chúng nát, bám chặt vào mặt đường, từ đó làm tăng gánh nặng trong việc dọn dẹp.
3. Dễ bị côn trùng tấn công
Côn trùng rất thích ăn lá lộc vừng. Nếu không được chăm sóc cẩn thận và trừ sâu đúng cách, nguy cơ cây sẽ bị côn trùng ăn lá rất cao. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và khả năng ra hoa của cây lộc vừng.
4. Tốn nhiều công chăm sóc
Với những cây lộc vừng trồng trong sân nhà không quá tốn nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, nếu trồng cây lộc vừng bonsai trong chậu thì cần tốn nhiều công sức, nếu muốn cây có dáng đẹp, ra hoa nhiều. Đây là sẽ một gánh nặng với những người không có kinh nghiệm trồng hoa, cây cảnh.
Bình luận