Trẻ sơ sinh đầu nhỏ có thông minh không? Bé có 4 đặc điểm này là khỏe mạnh và IQ cao

Chu vi vòng đầu nhỏ do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm di truyền, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ...

Nhiều người cho rằng đầu trẻ sơ sinh to thì dung tích não và tế bào não càng nhiều, điều này cũng gián tiếp có nghĩa là trí thông minh cao hơn.

Thực tế, kích thước chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh phản ánh tình trạng phát triển não bộ. Vậy trẻ có chu vi vòng đầu nhỏ thì sao?

Trẻ sơ sinh đầu nhỏ có thông minh không? Bé có 4 đặc điểm này là khỏe mạnh và IQ cao - 1

Trẻ sơ sinh đầu nhỏ có thông minh không? Bé có 4 đặc điểm này là khỏe mạnh và IQ cao - 2

Đầu nhỏ của trẻ sơ sinh có liên quan đến trí thông minh?

Chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh là chỉ số quan trọng về sự phát triển và sức khỏe, nhưng mỗi trẻ có sự khác biệt riêng.

Kích thước chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh phản ánh tình trạng phát triển não bộ, nhưng không phải là chỉ số duy nhất quyết định đến trí thông minh hay khả năng phát triển toàn diện.

Vậy trẻ có chu vi vòng đầu nhỏ thì sao? Điều này không nhất thiết có nghĩa là trẻ không thông minh hoặc sẽ gặp khó khăn trong phát triển. Chu vi vòng đầu nhỏ ảnh hưởng do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm di truyền, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ, và đặc điểm riêng của từng cá nhân. Thực tế, nhiều trẻ có chu vi vòng đầu nhỏ vẫn phát triển bình thường, thậm chí vượt trội trong một số lĩnh vực.

Trẻ sơ sinh đầu nhỏ có thông minh không? Bé có 4 đặc điểm này là khỏe mạnh và IQ cao - 3

Chu vi vòng đầu nhỏ do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm di truyền, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ...

Các nghiên cứu cho thấy rằng sự phát triển não bộ phụ thuộc vào kích thước, chất lượng và cấu trúc não. Não bộ có thể hoạt động hiệu quả bất kể kích thước, miễn là các kết nối thần kinh và tế bào não phát triển đầy đủ. Hơn nữa, môi trường sống và sự chăm sóc từ bố mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí thông minh và khả năng tư duy của trẻ.

Ngoài ra, những yếu tố như sự tương tác xã hội, giáo dục sớm và các hoạt động kích thích trí não cũng ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ.

Trẻ em được nuôi dưỡng trong môi trường yêu thương, khuyến khích và có sự giao tiếp tích cực sẽ phát triển tốt hơn, bất kể kích thước vòng đầu. Do đó, chúng ta không nên chỉ dựa vào chỉ số vòng đầu nhỏ để xác định trẻ phát triển bất thường hay không thông minh.
Trẻ sơ sinh đầu nhỏ có thông minh không? Bé có 4 đặc điểm này là khỏe mạnh và IQ cao - 4

Trẻ em có 4 đặc điểm này sẽ khỏe mạnh và thông minh

Bố mẹ có thể sử dụng chỉ số chu vi vòng đầu để nhận biết trẻ đang phát triển tốt hay không. Nhìn chung, trẻ sơ sinh có đủ bốn đặc điểm này đều phát triển tốt, khỏe mạnh và thông minh.

Chu vi vòng đầu của trẻ đạt chuẩn 

Chu vi vòng đầu, giống như chiều cao và cân nặng, là chỉ số quan trọng để xác định sự phát triển của trẻ có bình thường hay không.

Đặc biệt là trong 2 năm đầu sau khi sinh, não bộ phát triển nhanh chóng, kích thước chu vi vòng đầu có thể phản ánh trực tiếp mức độ phát triển não bộ và hộp sọ của trẻ.

Chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh từ 0-6 tuổi có thể tham khảo số liệu sau:

- Trẻ 0-6 tháng tuổi: Chu vi vòng đầu khoảng 34cm.

- Trẻ 6 tháng tuổi: Chu vi vòng đầu tăng lên khoảng 43cm.

- Trẻ 1 tuổi: Chu vi vòng đầu đạt khoảng 46cm.

- Trẻ 2 tuổi: Chu vi vòng đầu khoảng 48cm.

- Trẻ 6 tuổi: Chu vi vòng đầu khoảng 50cm.

Chuyên gia lưu ý, nếu chu vi vòng đầu quá lớn hoặc quá nhỏ, mẹ nên chú ý và đưa ra những đánh giá toàn diện hơn dựa trên chiều cao, cân nặng và các chỉ số khác... cũng như xem trẻ có bộc lộ điểm bất thường nào khác trong hoạt động hàng ngày.

Đầu tròn, hình dạng đầu đều đặn và đối xứng

Hình dạng đầu của trẻ ảnh hưởng đến ngoại hình. Nhìn chung, trẻ sơ sinh có hình dạng đầu đều đặn và cân xứng sẽ có ngoại hình thanh tú hơn.

Ngày nay, nhiều phụ huynh trẻ chú ý đến phương pháp định hình đầu trẻ khi ngủ, sẽ sử dụng các tư thế ngủ khoa học và các bài tập nằm sấp để tránh căng thẳng và biến dạng lâu dài ở cùng một phần đầu. Bằng cách này, trẻ sẽ có đầu tròn khi ngủ.

Theo quan điểm y khoa, đầu tròn của trẻ sơ sinh tương đối khỏe mạnh, nếu đầu vô tình chịu tác động của ngoại lực, đầu tròn có thể bảo vệ mô não của trẻ tốt hơn.

Trẻ sơ sinh đầu nhỏ có thông minh không? Bé có 4 đặc điểm này là khỏe mạnh và IQ cao - 5

Đầu tròn, hình dạng đầu đều đặn và đối xứng.

Khả năng di chuyển đầu tốt

Một khía cạnh quan trọng để đánh giá trẻ nhỏ có phát triển bình thường hay không là khả năng vận động, bao gồm kỹ năng vận động tinh và kỹ năng vận động thô.

Nếu khả năng cử động đầu thô tốt, chẳng hạn như nhấc và quay đầu thì đó cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang khỏe mạnh.

Nhìn chung, sự phát triển các chuyển động đầu của trẻ sơ sinh tuân theo tốc độ sau:

- Khi mới sinh ra, trẻ không thể ngẩng đầu lên được.

- Khoảng nửa tháng sau khi sinh, trẻ có thể hơi ngẩng đầu lên trong vài giây khi nằm sấp.

- Trẻ 1-2 tháng: Có thể ngẩng đầu hơn 30 độ trong 15-30 giây và quay đầu sang trái hoặc phải khi ngủ.

- Khoảng 3 tháng tuổi, cổ của trẻ có thể nâng đỡ đầu một cách ổn định, nâng đầu lên 45 độ và quay đầu để nhìn.

- Khoảng 4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có một mức độ nhất định về sức mạnh cơ cổ và lưng và có thể nâng đầu lên 90 độ. Khi được bế thẳng đứng, đầu của trẻ sẽ thẳng và ổn định, lưng thẳng.

Nếu bé vẫn không thể tự nhấc đầu lên sau hơn 3 tháng, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ.

Ngoài ra, mẹ nên giúp bé tập nằm sấp và ngẩng đầu, lắng nghe âm thanh và tìm đồ vật, quay đầu và nhìn theo ánh mắt của người khác,...

Thóp đầu đóng đúng thời điểm

Phần trán của trẻ sơ sinh có cảm giác mềm mại khi chạm vào. Mẹ đừng vội lo lắng, điều này là bình thường đối với trẻ sơ sinh vì thóp vẫn chưa đóng.

Trẻ sơ sinh có hai thóp là trước và sau. Thóp trước nằm ở đỉnh đầu. Nó là đường khâu hình thoi giữa xương trán và xương đỉnh. Thóp sau nằm gần phần chẩm và trông giống như một hình tam giác. Nó là đường khâu giữa xương đỉnh và xương chẩm.

Trẻ sơ sinh đầu nhỏ có thông minh không? Bé có 4 đặc điểm này là khỏe mạnh và IQ cao - 6

Thóp đầu đóng đúng thời điểm.

Đối với trẻ sơ sinh, đường kính xiên của thóp trước khoảng 1,5-2,5cm. Khi trẻ lớn lên, chu vi vòng đầu tăng lên. Vào khoảng 6 tháng, hộp sọ dần hóa xương, thóp trước sẽ dần nhỏ lại và sẽ khép hoàn toàn vào khoảng 12-18 tháng.

Thóp sau thường rất nhỏ hoặc đã đóng khi mới sinh và không hữu ích bằng thóp trước trong việc tham chiếu quá trình phát triển.

Nếu thóp trước của trẻ sau 2 tuổi vẫn chưa khép lại, hoặc đường kính xiên vượt quá 4cm, đồng thời chu vi vòng đầu cũng bất thường, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để phòng ngừa chậm phát triển và các tình trạng khác.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất