Cha mẹ có giận đến mấy cũng đừng nói những lời này kẻo trẻ tổn thương nặng nề

Trong giáo dục gia đình, sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là yếu tố quan trọng tạo nên sợi dây kết nối.

Trong xã hội hiện đại, nhiều phụ huynh phải đối mặt với áp lực từ công việc và việc học của con cái, dẫn đến tâm trạng thất thường. Khi tức giận, cha mẹ có thể vô tình có những lời nói gây tổn thương cho trẻ, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của chúng.

1. "Con thật vô dụng"

Cha mẹ có giận đến mấy cũng đừng nói những lời này kẻo trẻ tổn thương nặng nề - 1

Những lời nói tiêu cực trong cơn tức giận thường khiến trẻ cảm thấy mình không có giá trị. Theo thời gian, trẻ có thể tiếp thu những đánh giá này và tin rằng mình thực sự kém cỏi. Điều này không chỉ làm tổn hại lòng tự trọng của trẻ mà còn khiến chúng thiếu tự tin khi đối mặt với thử thách trong tương lai. Nghiên cứu cho thấy, trẻ em thường xuyên nhận được lời nhận xét tiêu cực có nguy cơ phát triển lòng tự trọng thấp và gặp vấn đề xã hội khi trưởng thành.

2. So sánh với trẻ khác

Việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác là một sai lầm phổ biến. Điều này khiến trẻ cảm thấy thua kém và không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ, tạo ra áp lực tâm lý lớn. Nhà tâm lý học Alfred Adler nhấn mạnh rằng, mỗi trẻ có nhịp độ phát triển riêng, và sự so sánh chỉ làm gia tăng cảm giác thiếu thốn, có thể dẫn đến tâm lý ghen tị hoặc nổi loạn.

3. "Cha mẹ hối hận vì đã sinh ra con"

Cha mẹ có giận đến mấy cũng đừng nói những lời này kẻo trẻ tổn thương nặng nề - 2

Câu nói này có thể gây tổn thương nghiêm trọng đối với những đứa trẻ. Khi trẻ tin rằng mình là nguyên nhân khiến cha mẹ hối tiếc, chúng sẽ sống trong nỗi sợ bị bỏ rơi và bất an. Những từ ngữ như vậy cần phải được loại bỏ khi bạn nói chuyện với con.

4. "Nếu con cứ hành động như vậy, cha mẹ sẽ không yêu con nữa"

Tình yêu thương là yếu tố thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Khi cha mẹ đe dọa trẻ rằng không yêu con nữa, trẻ sẽ cảm thấy không an toàn. Điều này có thể khiến trẻ kìm nén nhu cầu và mong muốn của bản thân để duy trì tình yêu của cha mẹ. Theo lý thuyết gắn bó của nhà tâm lý học John Bowlby, môi trường gia đình ổn định và an toàn là rất quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Vì vậy, việc nhận thức và điều chỉnh ngôn ngữ của cha mẹ là cần thiết để bảo vệ tâm lý và sự phát triển của trẻ.

Thùy Trang (Theo Aboluowang)

Tin liên quan

Tin mới nhất

TS. Phạm Việt Long, văn nhân nặng lòng với văn hóa dân tộc

TS. Phạm Việt Long, văn nhân nặng lòng với văn hóa dân tộc

Tôi đến tư gia thăm nhà văn, TS. Phạm Việt Long sau ngày cơ quan cũ của ông tổ chức ra mắt “Tín ngưỡng thờ mẫu từ góc nhìn văn hóa”, NXB Dân Trí năm 2024. Ông tặng tôi tập sách, hay nói đúng tầm là công trình nghiên cứu này. Sách dày đến gần 600 trang, bìa cứng, trang trọng.