Tiếp tục xây dựng và phát triển cộng đồng nhân sự cấp cao tư vấn về chuyển đổi số

Vừa qua, Lễ khai giảng Khóa 2 chương trình "Chuyên gia tư vấn Chuyển đổi số cấp cao” do Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI) tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia và trí thức đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ, kinh tế, quản lý nhà nước, và nhiều ngành nghề khác.

Buổi khai giảng vinh dự đón tiếp đại diện lãnh đạo từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Quốc tế Pháp ngữ, Viện Chiến lược Chuyển đổi số, Trường Đại học Ngoại thương và các doanh nghiệp đối tác.

Tham dự buổi lễ còn có các học viên Khóa 2, cựu học viên Khóa 1 của chương trình đào tạo “Chuyên gia tư vấn Chuyển đổi số cấp cao”, tạo nên một không gian kết nối và giao lưu giữa các chuyên gia, doanh nghiệp và nhà lãnh đạo từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tiếp tục xây dựng và phát triển cộng đồng nhân sự cấp cao tư vấn về chuyển đổi số - 1

Các đại biểu tham dự Lễ khai giảng Khóa 2 chương trình "Chuyên gia tư vấn Chuyển đổi số cấp cao”. Ảnh: BTC

Phát biểu tại Lễ khai giảng, TS. Phùng Danh Thắng, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, sau khi triển khai khóa đầu tiên của chương trình đào tạo “Chuyên gia tư vấn Chuyển đổi số cấp cao” đã góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng nhân sự cấp cao tư vấn về chuyển đổi số với các thành viên ở nhiều lĩnh vực, từ đó đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số của đất nước.

Tiếp tục xây dựng và phát triển cộng đồng nhân sự cấp cao tư vấn về chuyển đổi số - 2

TS. Phùng Danh Thắng, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại Lễ khai giảng. Ảnh: BTC

Tiếp tục những thành công của Khóa 1, Chương trình đào tạo “Chuyên gia tư vấn Chuyển đổi số cấp cao” Khóa 2 được thiết kế với mục tiêu xây dựng một đội ngũ tư vấn - đào tạo chuyên nghiệp về chuyển đổi số, có tính hệ thống và đồng bộ.

Được thiết kế dành cho các học viên đều là các chuyên gia, trí thức có trình độ chuyên môn cao và sâu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, Chương trình sẽ trang bị cho học viên các phương thức tư duy thống nhất và những kiến thức nền tảng về chuyển đổi số, từ đó tạo điều kiện cho các học viên có cơ hội cộng hưởng và phát triển trong hoạt động tư vấn - đào tạo về chuyển đổi số.

Ngoài ra, chương trình cũng nhắm đến việc xây dựng các khuôn khổ, khung mẫu, mô hình và hướng dẫn nhằm phát triển các chương trình, nội dung, giải pháp, sản phẩm-dịch vụ về tư vấn - đào tạo chuyển đổi số theo cách thống nhất và đồng bộ.

Chương trình do chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thực tế về tư vấn, đào tạo chuyển đổi số xây dựng và hướng dẫn. Chương trình được chia làm 3 Module: Module 1: Nền tảng tư duy căn bản – CSCI Way; Module 2: Chuyển đổi số - những quan điểm, phương thức và nền tảng căn bản; Module 3: Tiếp cận chuyên ngành về chuyển đổi số theo quan điểm xuyên-liên ngành.

Thời gian đào tạo được tiến hành trong 48 buổi, mỗi buổi 4 giờ (tổ chức vào cuối tuần, buổi tối).

Các học viên sẽ tham gia học trên cơ sở kết hợp: nghe giảng, thảo luận chủ đề và xây dựng giải pháp. Các học viên sẽ kết thúc khóa học bằng một Đề xuất (Proposal) một giải pháp, dự án, hoạt động, chương trình đào tạo... về chuyển đổi số theo CSCI Way.

Sau khi hoàn thành chương trình, học viên sẽ có cơ hội trở thành chuyên gia tư vấn, tham gia triển khai các dự án thực tế về chuyển đổi số do IFI và DTSI thực hiện. Đồng thời, học viên cũng có thể trở thành giảng viên, tham gia đào tạo các chương trình chuyển đổi số cho các tổ chức và đơn vị có uy tín do IFI và DTSI tổ chức.

Ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số - tổng công trình sư của khóa đào tạo khẳng định, chuyển đổi số là phương thức phát triển để đưa Việt Nam phát triển. Thông qua chương trình "Chuyên gia tư vấn Chuyển đổi số cấp cao”, ông mong muốn, sẽ đào tạo được những cán bộ về chuyển đổi số có năng lực phù hợp với kỉ nguyên số.

Tiếp tục xây dựng và phát triển cộng đồng nhân sự cấp cao tư vấn về chuyển đổi số - 3

Ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số giới thiệu về chương trình đào tạo. Ảnh: BTC

“Điều quan trọng nhất là tạo ra một năng lực và tư duy mới phù hợp với kỉ nguyên số và có khả năng thích nghi hiệu quả trong môi trường mới, liên tục thay đổi và đầy thức thách này”, ông Lê Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh.

Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số cũng chia sẻ thêm: “Chúng tôi tạo ra một môi trường nghề nghiệp liên tục phát triển, liên tục học hỏi, cộng đồng chia sẻ và duy trì chất lượng cao cho nghề nghiệp”.

Lễ khai giảng đã kết thúc thành công tốt đẹp trong không khí hào hứng, phấn khởi, thể hiện tinh thần không ngừng học hỏi, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi số nói riêng và trong lĩnh vực khoa học - công nghệ nói chung.

Minh Thư

Tin liên quan

Tin mới nhất

Màn lấy may đầu năm bằng đồng xu giấu trong miếng bánh

Màn lấy may đầu năm bằng đồng xu giấu trong miếng bánh

Không có tục lì xì đầu năm như một số nước phương Đông, quốc gia vùng Balkan này có một phong tục kỳ lạ liên quan đến tiền là cắt bánh có giấu đồng xu "may mắn" bọc giấy bạc. Người dân nơi đây cho rằng ai ăn miếng bánh có đồng xu sẽ may mắn cả năm. Nguồn gốc của phong tục này khá thú vị.