Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam - một cơ sở đào tạo góp phần cho sự thành công của chủ trương hướng nghiệp phân luồng học sinh sau THCS và THPT
Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam được thành lập từ năm 2005, là một trong những trường trung cấp chuyên nghiệp dân lập đầu tiên ở Nghệ An, Trường có địa chỉ tại số 382 đường Lê Viết Thuật, thành phố Vinh. Với hướng đi đúng trong công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, từ năm 2015 đến nay nhà trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh trong việc tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp nghề cho học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở.
Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam được thành lập từ năm 2005, là một trong những trường trung cấp chuyên nghiệp dân lập đầu tiên ở Nghệ An, Trường có địa chỉ tại số 382 đường Lê Viết Thuật, thành phố Vinh. Với hướng đi đúng trong công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, từ năm 2015 đến nay nhà trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh trong việc tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp nghề cho học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở.
Nhà giáo Phan Xuân Dũng, hiệu trưởng Trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật Hồng Lam.
Hiệu trưởng hiện nay của trường là nhà giáo Phan Xuân Dũng, Phó hiệu trưởng là nhà giáo Phan Đức Thuận.
Gần đây chúng tôi có dịp trở lại để tìm hiểu thêm về hoạt động đào tạo của nhà trường. Chúng tôi thật sự ngạc nhiên trước bước phát triển nhanh chóng của một trường trung cấp đóng trên một thành phố có tới 5 trường đại học. Ngạc nhiên vì cũng như một số trường trung cấp khác Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hồng Lam cũng đã có một khoảng thời gian phải hứng chịu những khó khăn thách thức về công tác tuyển sinh. Trao đổi với chúng tôi thầy giáo hiệu trưởng Phạm Xuân Dũng chia sẻ:
“Năm học 2024-2025 này nhà trường có 2.800 học viên đang theo học hệ trung cấp thuộc các ngành: Hàn, Điện, May, Quản lý bán hàng siêu thị, Du lịch, Ngôn ngữ (gồm các lớp tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Trung) LogiStics, Cơ điện tử, Chăm sóc sắc đẹp. Trong số 2.800 học viên có 1.200 học viên tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS. Đặc biệt, số học sinh là con em đồng bào các dân tộc thuộc các huyện miền núi về nhập học tại trường có tỷ lệ khá lớn.
Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam có địa chỉ tại số 382, đường Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi, với cách quản trị như thế nào mà trong bối cảnh những năm vừa qua các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong cả nước đang gặp khó khăn từ nhiều phía mà Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam lại có thể đưa quy mô tuyển sinh của nhà trường đạt tới 2800 học sinh? Thầy Phan Xuân Dũng chân tình trao đổi:
Trong công tác quản lý, lãnh đạo nhà trường đã tập trung tập trung vào những giải pháp sau:
Thứ nhất: Nhà trường đã vận dụng tối đa nguồn lực từ các chính sách ưu tiên của Nhà nước và của tỉnh Nghệ An, của nhà trường cho học sinh trong đó có chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh các dân tộc thiểu số và nhà trường có đủ ký túc xá miễn phí cho học sinh sinh hoạt.
Thứ hai: Tập trung vào công tác xây dựng đội ngũ có chất lượng để giáo viên của nhà trường vừa dạy được các môn văn hóa trình độ THPT và vừa dạy nghề cho học sinh. Trên thực tế khi thực hiện chủ trương phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT phụ huynh vẩn mong muốn có những cơ sở đào tạo thực sự có đủ năng lực đào tạo nghề cho học sinh, nhưng trong những năm đầu thực hiện chủ trương hướng nghiệp phân luồng cho học sinh sau THCS phần đa các trường trung cấp đào tạo nghề lại chưa có đủ giáo viên có trình độ nghề để đảm nhận nhiệm vụ dạy nghề trình độ trung cấp cho học sinh. Các trường nghề phải mời giáo viên của các trường đại học, cao đẳng có đào tạo các nhóm ngành kỹ thuật về giảng dạy cho trường mình.
Để khắc phục khó khăn trên, ngoài việc mời giáo viên của các trường kỹ thuật về tham gia giảng dạy cho nhà trường, Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hồng lam đã tập trung tạo mọi điều kiện hỗ trợ để giáo viên học cơ hữu của nhà trường tiếp tục thêm văn bằng thứ hai (Trình độ đại học về các ngành kỹ thuật). Hiện 100% giáo viên của nhà trường đều đã hoàn thành văn bằng hai. Tổng số giáo viên cơ hữu của trường vừa đủ năng lực dạy văn hoá và dạy nghề của nhà trường là 62 giáo viên.
Cùng với việc tăng cường năng lực chuyên môn cho giáo viên trong trường, hàng năm trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật còn ký hợp đồng với 40 giáo viên có trình độ đại học và sau đại học của các trường có đào tạo các ngành kỹ thuật trong tỉnh tham gia giảng dạy cho Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hồng Lam. Bởi vậy trong vòng gần 10 năm trở lại đây Trường trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật Hồng Lam đã thành cơ sở đào tạo có chất lượng để đào tạo nghề trình độ trung cấp cho số học sinh có nguyện vọng đi học nghề sau khi đã tốt nghiệp THCS.
Thứ ba: Trên cơ sở chương trình Trung cấp với thời gian học 3,5 năm vừa học văn hoá THPT vừa học chương trình nghề mà nhà trường và Sở Giáo dục & Đào Tạo Nghệ An xây dựng được sự phê chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước năm 2011.
Từ năm 2015 đến nay với năng lực quản trị của nhà giáo Hiệu trưởng Phan Xuân Dũng (Hiệu trưởng thứ 4 của nhà trường kể từ ngày thành lập trường đến thời điểm này) cùng với việc tập trung nguồn lực để tăng cường trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên cơ hữu của một trường đào tạo nghề, giáo viên của nhà trường đã không ngừng triển khai thực hiện việc đổi mới phương pháp, đa dạng hóa phương pháp dạy học chú trong công tác hướng nghiệp phân luồng cho học sinh sau THCS. Trong gần 10 năm qua học sinh THCS vào học tại trường sau khi kết thúc khoá học cùng lúc được nhận 2 bằng: Tốt nghiệp Trung cấp và bằng tốt nghiệp THPT. Đặc biệt trong những năm gần đây số học sinh của nhà trường dự thi tốt nghiệp THPT đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao, có năm lên tới 100%, luôn đứng tốp đầu các trường cao đẳng và trung cấp đào tạo nghề trong tỉnh có học sinh tốt nghiệp trung cấp dự thi tốt nghiệp THPT.
Cùng với việc đáp ứng nhu cầu người học sau khi tốt nghiệp trung cấp lại có thêm trình độ tốt nghiệp THPT từ khi ông Phan Xuân Dũng đảm nhận trách nhiệm hiệu trưởng nhà trường tới nay (năm 2015) nhà trường đã chú trọng và làm tốt công tác định hướng việc làm cho học viên. Với những gì nhà trường đã trang bị cho học và sự định hướng của nhà trường, học sinh Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Làm đã chọn được việc làm thích hợp ngay tại thành phố Vinh và các địa phương trong tỉnh. Một số lớn với trình độ nghề và vốn ngoại ngữ đã có trong tay đã đi xuất khẩu lao động ở các nước mà các em đã có đủ tay nghề và ngôn ngữ giao tiếp để làm việc.
Cũng qua trao đổi với nhà giáo hiệu trưởng Phạm Xuân Dũng chúng tôi được biết tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường đều đã được nhà trường thực hiện chi trả tiền lương theo đúng chế độ tiền lương mà Nhà nước chi trả cho giáo viên các trường trung cấp công lập. Ngoài ra còn được hưởng thêm các khoản chi phúc lợi riêng của nhà trường.
Với tư cách là một người đã từng góp phần và chứng kiến sự ra đời của Trường Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật Hồng Lam, hôm nay trở lại với nhà trường lòng tôi không tránh khỏi nổi xúc động khâm phục trước sự đổi mới: Đổi mới về cách thức quản trị, đổi mới về cách thức tổ chức đào tạo và đổi mới về cách thức bảo vệ tăng cường và sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học mà các thế hệ cán bộ quản lý và giáo viên đã xây dựng nên từ 20 năm trước của Ban giám hiệu, của đội ngũ giáo viên và nhân viên nhà trường hiện nay- Những người kế tục đã thực sự tạo nên bước phát triển của Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam./.
Trường THPT Lý Thường Kiệt (tiền thân là trường cấp 3 Thuỷ Sơn) được thành lập năm 1962 là trường cấp 3 đầu tiên...
Bình luận