Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh

Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” tôn vinh những nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của 54 dân tộc Việt Nam, từ phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nếp sinh hoạt, đặc biệt là trang phục và lễ hội truyền thống.

Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tại đã chính thức khai mạc chiều 18/11, tại Hà Nội.

Tham dự Lễ khai mạc có ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bà Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; ông Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; ông Mã Thế Anh, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm...

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 1

Không gian triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”. Ảnh: Huyền Thương

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Theo kết quả Tổng điều tra dân số, Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước, đã mang đến cho Việt Nam một bức tranh đẹp, đa dạng, trong đó bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam là những mảng màu đặc sắc, quý hiếm.

Với mong muốn tôn vinh, lan tỏa, giới thiệu, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc, quý báu của các dân tộc Việt Nam, triển lãm giới thiệu tới công chúng 200 tác phẩm của 87 tác giả chuyên và không chuyên, gồm nhà nghiên cứu về dân tộc, nhà báo, người yêu văn hóa truyền thống… trên khắp mọi miền đất nước.

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 2

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu khai mạc triển lãm. Ảnh: Nam Nguyễn

Phát biểu tại Lễ khai mạc triển lãm, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định, những tác phẩm được trưng bày tại triển lãm lần này là những khoảnh khắc sinh động, chân thực, quý giá mà những người cầm máy đã lưu giữ bằng nghệ thuật nhiếp ảnh, với rất nhiều sự trân trọng, yêu mến.

“Thông qua việc tập hợp và giới thiệu bộ ảnh, một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn dân đối với việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa quý báu của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam”, ông Tạ Quang Đông nhấn mạnh.

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 3

Đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc triển lãm. Ảnh: Nam Nguyễn

Theo Ban Tổ chức, triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” là hoạt động thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa cho đồng bào các dân tộc, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số rất ít người.

Đồng thời, thông qua triển lãm nhằm hoàn thiện, bổ sung, xây dựng được một bộ ảnh đẹp, tiêu biểu, đặc sắc về 54 dân tộc Việt Nam phục vụ cho công tác giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá của Nhà nước trong các dịp lễ hội, các sự kiện lớn, các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật trong và ngoài nước.

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 4

Công chúng tham quan triển lãm. Ảnh: Huyền Thương

Cùng với đó, tạo điều kiện thuật lợi để nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế được thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật và tìm hiểu về văn hóa, đời sống, con người của các dân tộc Việt Nam.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 24/11 tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Triển lãm trực tuyến tại website: http://ape.gov.vn

Một số tác phẩm tại triển lãm:

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 5

Tác phẩm "Tuổi thanh xuân" (dân tộc Dao) của tác giả Phạm Đức Biên.

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 6

Tác phẩm "Niềm vui của người già vùng cao" của tác giả Hoàng Bích Nhung.

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 7

Tác phẩm "Em bé Dân tộc Mnong chăm sóc voi" của tác giả Tôn Thất Tuấn Ninh.

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 8

Tác phẩm "Dắt dâu" (dân tộc Dao Đỏ, Sapa, Lào Cai, 2016) của tác giả Nguyễn Thiện Hùng.

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 9

Tác phẩm "Nụ cười Khơ Mú" của tác giả Nguyễn Hồng Nga.

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 10

Tác phẩm "Tết Hà Nhì" (xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) của tác giả Bùi Quốc Sỹ.

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 11

Tác phẩm "Thi đấu bóng đá nữ" (dân tộc Sán Chỉ, xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, 2020) của tác giả Trương Thế Cầu.

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 12

Tác phẩm "Nhịp chày trên buôn" (dân tộc Ê-đê, Đắk Lắk) của tác giả Nguyễn Hồng Quang Phương.

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 13

Tác phẩm "Đám cưới Khmer" (Kiên Giang, 2017) của tác giả Nguyễn Đoàn Kết

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 14

Tác phẩm "Lễ cúng của người Chăm trong ngày tết Katê" của tác giả Lê Minh Quát.

Sắc màu các dân tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh - 15

Tác phẩm "Sắc phục Ba-na" (huyện Kông Chro, Gia Lai, 2008) của tác Ngô Huy Thịnh.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nghiêm Thanh với “Ngược dòng thế sự 3” thơ trào phúng tuyển chọn

Nghiêm Thanh với “Ngược dòng thế sự 3” thơ trào phúng tuyển chọn

Nhà báo, nhà văn Nghiêm Thanh quê gốc Hải Dương, sinh năm 1941. Ông là cử nhân khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, nguyên phóng viên thường trú báo Nhân Dân tại Quảng Ninh (1978 - 1989), Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ báo Nhân Dân. Ông làm thơ, viết phê bình sân khấu. Đáng chú ý là ông có ba t