Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng với “Những lát cắt cảm xúc”

30 tác phẩm ảnh chân dung đen trắng khổ 40 x 40, được lựa chọn trong hàng ngàn bức ảnh mà Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng đã dày công chụp trong nhiều thập niên kỷ qua đã làm nên cuộc trưng bày ảnh “Những lát cắt cảm xúc” khai mạc sáng 20/10 tại Không gian “Ký ức nhiếp ảnh” số 225, Đặng Tiến Đông, Hà Nội.

Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng với “Những lát cắt cảm xúc” - 1

Các nhà báo, NSNA tham dự buổi trưng bày.

Đây là bộ ảnh chân dung chụp cận cảnh đặc tả những gương mặt cụ ông, cụ bà với ánh mắt khắc khoải, suy tư, trăn trở tuổi xế chiều; những ánh mắt buồn xa xăm của các thiếu phụ ngồi bán hàng thể hiện sự lo toan mưu sinh cuộc sống tại các phiên chợ vùng cao; nụ cười vô tư sảng khoái của người già, thôn nữ trong các lễ hội văn hóa làng quê Việt. Đặc biệt, trong hai phần ba gian của trưng bày, ông đã dành trọn cho mảng ảnh thiếu nhi - thế hệ mầm non tương lai của đất nước.

Nhà báo, NSNA Phạm Công Thắng chia sẻ, ông rất tâm đắc với những bức ảnh chụp nụ cười mãn nguyện của cụ bà trăm tuổi, gương mặt bà trầm tư, nhìn xa xăm trong lễ hội làng Đình Bảng, Bắc Ninh chụp năm 2002; ánh mắt khắc khoải của em bé chờ mẹ đi chợ về tại Hoài Đức (Hà Nội) chụp năm 2007; hình ảnh hai em bé vùng cao Lũng Cú, Hà Giang cười vui, ghé tai nhau thì thầm, chụp năm 2012; sáu bà cháu cười tươi rạng ngời tại Lễ hội Đền Chèm mẫu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội); cụ bà 90 tuổi bên cái cối giã trầu  tại hoàng Quang (Hoàng Hóa, Thanh Hóa) chụp năm 1985… Và nhiều tác phẩm khác thể hiện những cảm xúc khác nhau trong bộ ảnh mà ông lựa chọn để trưng bày hôm nay.

Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng với “Những lát cắt cảm xúc” - 2

Nhà báo, NSNA Phạm Công Thắng nói về chủ đề "Những lát cắt cảm xúc".

Ngoài làm báo, chụp ảnh, Nhà báo, NSNA Phạm Công Thắng còn ra mắt hai tập sách ảnh “Lãng du cùng Phạm Công Thắng” (2017) và “Lãng du cùng Phạm Công Thắng” (2020) do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ấn hành. Tổ chức thành công hai cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật “Quê hương” năm 1999 tại Thanh Hóa và “Khoảnh khắc” năm 2017 tại Hà Nội.

Ngoài ra, ông còn đam mê viết văn, ông đã ra mắt bạn đọc 3 tập truyện ngắn “Ngã rẽ” năm 2021; “Tình yêu thời hậu chiến” năm 2022 và “Bão đời” năm 2024.

Điều đặc biệt hơn, ông đã xây dựng thành công không gian “Ký ức nhiếp ảnh” với hàng ngàn hiện vât của các nhà báo, văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh tiêu biểu trong cả nước, được đồng nghiệp và dư luận và báo chí đánh giá cao.

Nhằm đẩy mạnh hoạt động với tinh thần lan tỏa có chiều sâu hơn, thời gian tới, không gian “Ký ức nhiếp ảnh” sẽ mở thêm một hoạt động mới để các nghệ sĩ nhiếp ảnh và những người yêu thích nhiếp ảnh có nhu cầu giao lưu chia sẻ thành quả sáng tác của mình với công chúng.

Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng với “Những lát cắt cảm xúc” - 3

Trưng bày nhận được nhiều sự quan tâm của giới nhiếp ảnh Thủ đô.

Bộ ảnh "Những lát cắt cảm xúc" được trưng bày tại không gian “Ký ức nhiếp ảnh” từ ngày 20/10 - 30/10/2024 là một trong những hoạt động văn hóa đáng chú ý trong tháng 10 của giới nhiếp ảnh Thủ đô.

Tại Lễ khai mạc phòng trưng bày, nhiều khách mời là những nhà báo, NSNA đã phát biểu cảm xúc của mình khi xem những tác phẩm của Phạm Công Thắng. NSNA Hoàng Kim Đáng đánh giá cao những hoạt động nghệ thuật của chủ nhân “Ký ức Nhiếp ảnh” và cho rằng cách tổ chức trưng bày này sẽ mở ra cách hoạt động mới, thu hút những người yêu thích nhiếp ảnh.

NSNA Tiến Dũng nhận xét, mỗi bức ảnh trưng bày của Phạm Công Thắng đều chứa chan tình yêu, sự quan sát, khám phá những nét riêng của chiều sâu tâm hồn nhân vật nên chân dung chụp rất sống động.

Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng với “Những lát cắt cảm xúc” - 4

Nhà báo, NSNA Tiến Dũng chia sẻ niềm vui cùng NSNA Phạm Công Thắng.

Nhà báo NSNA Việt Văn cho rằng, ảnh trưng bày của Phạm Công Thắng đã lay động được cảm xúc của người xem bằng những góc chụp rất riêng…

Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng với “Những lát cắt cảm xúc” - 5

Nhà báo, NSNA Việt Văn bày tỏ cảm xúc khi xem bộ ảnh tại trưng bày.

Một số tác phẩm tại trưng bày:

Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng với “Những lát cắt cảm xúc” - 6

Tác phẩm "Khắc khoải".

Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng với “Những lát cắt cảm xúc” - 7

Tác phẩm "Chân quê".

Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng với “Những lát cắt cảm xúc” - 8

Tác phẩm "Nụ cười thợ mỏ".

Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng với “Những lát cắt cảm xúc” - 9

Tác phẩm "Cụ bà trăm tuổi".

Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng với “Những lát cắt cảm xúc” - 10

Tác phẩm "Duyên thầm".

Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng với “Những lát cắt cảm xúc” - 11

Tác phẩm "Chờ chồng".

Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Công Thắng với “Những lát cắt cảm xúc” - 12

Tác phẩm "Tâm trạng".

Tin và ảnh: Trung Hiền

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đọc “Tiếng Khèn” của Trần Đàm

Đọc “Tiếng Khèn” của Trần Đàm

Vì tôi không biết đây là tập thơ thứ năm của Trần Đàm, nên “Tiếng Khèn” cứ đưa tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tại sao một người rất giỏi về nhiếp ảnh lại làm thơ khá thế? Ấn tượng nhất là mảng thơ viết về miền núi. Vẫn những cảnh người ta thường bắt gặp trong thơ của các cây bút khác, nhưng trong “Tiếng Khèn”, nó hoàn toàn khác, đó là những gì rất ri