Chính sách năng lượng và giao thông xanh: Để thực sự là “cặp bài trùng” cho phát triển

Giao thông xanh là việc áp dụng các phương pháp và công nghệ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hệ thống giao thông đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng, và chất lượng cuộc sống.

Đã có nhiều chính sách quan trọng được ban hành

Về phát thải khí nhà kính, ngành Giao thông vận tải chiếm khoảng 18% của toàn ngành năng lượng và vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 5,77% từ năm 2014 - 2021.

Chính sách năng lượng và giao thông xanh: Để thực sự là “cặp bài trùng” cho phát triển - 1

Xây dựng thói quen sử dụng phương tiện giao thông thân thiện môi trường cho cư dân đô thị.

Với quan điểm tiếp cận tiên tiến cùng việc chính sách cần luôn đi trước, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, XII và XIII đã xác định, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, ưu tiên một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu là 1 trong 3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế-xã hội.

Đặc biệt ngày ngày 2/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí mêtan của ngành giao thông vận tải. Mục tiêu chính của Quyết định 876 là phát triển hệ thống giao thông xanh, nhằm thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050. Theo đó, lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh đối với giao thông đến năm 2050 mục tiêu 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh; đồng thời hoàn thiện hạ tầng sạc điện để cung cấp năng lượng xanh trên toàn quốc

Chương trình hành động đã đưa ra các giải pháp cụ thể cho 5 chuyên ngành giao thông vận tải quốc gia và giao thông đô thị, bao gồm: phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, đường sắt quốc gia điện khí hoá, phát triển cảng xanh và lộ trình chuyển đổi phương tiện sang sử dụng điện và năng lượng xanh.

Có thể nói, để đạt được mục tiêu quốc gia về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh, giao thông bền vững là nền tảng thiết yếu. Ứng dụng và phát triển công nghệ là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhất hướng tới xây dựng mạng lưới giao thông vận tải xanh.

Về dài hạn, nước ta cần quy hoạch phát triển giao thông vận tải ở quy mô toàn quốc, vùng, đô thị và theo tuyến; xây dựng mô hình giao thông quốc gia, vùng, đô thị nhằm lượng hóa và đánh giá khả năng cắt giảm phát thải khí nhà kính theo không gian (toàn quốc, vùng, đô thị, tuyến) và theo thời gian (năm, tháng, ngày, giờ) của các chính sách.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn, công nghệ số trong lĩnh vực giao thông vận tải tạo nền tảng và động lực thúc đẩy năng lực giám sát, phân tích dự báo, cảnh báo và kiểm kê khí nhà kính.

Cùng đó cần tăng cường nỗ lực hợp tác quốc tế, đặc biệt trong việc tiếp nhận những công nghệ mới, công nghệ xanh để thiết thực thay đổi bộ mặt giao thông cũng như các mô hình đầu tư phát triển giao thông xanh.

Chính sách năng lượng và giao thông xanh: Để thực sự là “cặp bài trùng” cho phát triển - 2

Phát triển giao thông xanh là giải pháp quan trọng bảo đảm giảm phát thải khí nhà kính.

Cần khuyến khích sử dụng phương tiện thân thiện môi trường

Cùng với các chính sách xây dựng hạ tầng, một hoạt động quan trọng khác không thể thiếu trong phát triển giao thông xanh là có các giải pháp khuyến khích sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường. Từ năm 2020, xu hướng phát triển xe điện tại Việt Nam đã dần rõ nét khi nhiều hãng xe bắt đầu giới thiệu các mẫu xe điện hóa từ thương hiệu bình dân đến xe sang.

Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi chóng mặt về việc sử dụng xe điện từ 138 chiếc vào năm 2019 lên hơn 28.000 xe điện và 3.557 xe hybrid vào tháng 9/2023, cùng với hơn 2 triệu xe máy điện. Theo dự báo của Hiệp hội Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) Việt Nam sẽ đạt mốc 1 triệu xe điện vào khoảng năm 2028 và khoảng 3,5 triệu xe điện vào năm 2040.

Xe điện hóa đang dần trở thành giải pháp phổ biến và được kỳ vọng sẽ thay thế các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong truyền thống. Loại phương tiện này bao gồm hai nhóm chính: xe hybrid và xe thuần điện. Xe hybrid kết hợp động cơ đốt trong và mô-tơ điện, trong khi xe thuần điện chỉ sử dụng mô-tơ điện. Việc sử dụng xe thuần điện không phát thải trực tiếp, giúp giảm ô nhiễm không khí hiệu quả.

Các thương hiệu truyền thống và mới nổi tại thị trường xe ô tô Việt Nam đều liên tục giới thiệu các mẫu xe chạy điện hoặc xe hybrid. Điều này cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của người tiêu dùng Việt Nam đối với các phương tiện giao thông xanh.

Việc khuyến khích tiêu dùng các dòng xe thuần điện là phù hợp với xu thế toàn cầu, nhưng cần thêm giải pháp khuyến khích sử dụng xe hybrid, bởi cơ sở hạ tầng phục vụ xe điện ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Trên thế giới, các thị trường tiêu thụ nhiều ô tô như châu Âu, Mỹ, Nhật, Trung Quốc đều đã có các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình điện hóa, xanh hóa giao thông thông qua các chính sách như giảm thuế, trợ cấp và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như trạm sạc miễn phí. Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Indonesia cũng đã có các chính sách miễn thuế và lệ phí trước bạ cho xe thuần điện. Đây là những bài học bổ ích mà Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi nhằm hướng tới mục xây dựng thói quen sử dụng phương tiện thân thiện môi trường.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông: “Nhu cầu phát triển giao thông xanh rất lớn, trong đó hạ tầng mới đề cập trạm sạc; còn hạ tầng bến cảng, sân bay, đường sắt chưa được nêu ra. Việc huy động nguồn lực để đưa về Net zero như cam kết là thách thức rất lớn. Như vậy có nên xem xét lại chủ trương, định hướng về thu hút nguồn lực không? Hệ thống luật pháp cần điều chỉnh thế nào để thu hút nguồn lực?,...”

GS. TS Lê Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội: “Để thực hiện lộ trình chuyển đổi phương tiện giao thông điện cấp quốc gia, cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển xe điện; tuyên truyền, nâng cao nhận thức; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hạ tầng lưới điện đáp ứng lộ trình chuyển đổi; tăng cường hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ; cơ chế huy động nguồn lực và phân bổ vốn đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực phù hợp chuyển đổi năng lượng xanh trong giao thông,...”

PV

Chuyền mình cùng lối sống xanh
"Chuyền mình" cùng lối sống xanh

Những năm gần đây, khi tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, lối sống xanh và xu hướng tiêu dùng bền vững...

Tin liên quan

Tin mới nhất

Giá hàng hóa Trung Quốc trên Amazon tăng nhanh

Giá hàng hóa Trung Quốc trên Amazon tăng nhanh

Giá hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc và bán trên Amazon.com đã tăng nhanh hơn lạm phát tổng thể, theo phân tích của 1.400 sản phẩm khác nhau do công ty phân tích DataWeave thực hiện độc quyền cho Reuters, một dấu hiệu cho thấy thuế quan đang bắt đầu ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ.

Một tỷ phú vừa vượt Jeff Bezos và Mark Zuckerberg giàu thứ hai thế giới: Khối tài sản tăng vọt 40 tỷ USD chỉ trong hai ngày

Một tỷ phú vừa vượt Jeff Bezos và Mark Zuckerberg giàu thứ hai thế giới: Khối tài sản tăng vọt 40 tỷ USD chỉ trong hai ngày

Chủ tịch Oracle – tỷ phú Larry Ellison – đã trở thành người giàu thứ hai thế giới sau Elon Musk, nhờ cổ phiếu Oracle tăng vọt kỷ lục trong tuần qua. Cú nhảy giá này phản ánh kỳ vọng lớn vào vai trò của Oracle trong làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời đưa Ellison vượt qua Jeff Bezos và Mark Zuckerberg trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới.

Ba kỉ niệm với nhà văn Nguyễn Bình Phương

Ba kỉ niệm với nhà văn Nguyễn Bình Phương

Gần bốn mươi năm quen biết và thân thiết, tôi và Nguyễn Bình Phương đã cùng chia sẻ không biết bao nhiêu buồn vui, kỷ niệm. Tình bạn giữa hai người đàn ông tưởng như giản dị, nhưng hóa ra lại đặc biệt đến mức khiến người ngoài phải… nghi ngại. Như cái lần ở Sài Gòn, sau bữa nhậu với ông bạn nhà văn Hoàng Đình Quang - người đồng hương Thái Nguyên, nổi tiếng với “Người thọ n