Tiếng khóc bên vịnh Xuân Đài

Giữa đêm, chị Lợi bật dậy khi nghe chồng thông báo tôm hùm chết hàng loạt. Định lao ra khỏi nhà nhưng chị ngã qụy xuống đất, nước mắt lã chã rơi.

"Cả chục lồng tôm chuẩn bị xuất bán chết sạch do nước lũ. Giờ có chết cũng không trả hết nợ”, chị Hà Thị Lợi (ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) gào khóc giữa đêm.

Lũ từ thượng nguồn đổ về sau khi bão số 12 đổ bộ đã lấy đi tất cả tài sản của người dân bên vịnh Xuân Đài. Giữa dòng nước mênh mông, họ chỉ biết nhìn ra biển và gào khóc.

“Không còn gì nữa rồi”

"Tôm hùm chết hết rồi em ơi!", chồng chị Lợi gọi điện báo tin lúc 0h ngày 12/11.

Tay chân bủn rủn, chị Lợi bật dậy, vơ vội chiếc áo khoác định lao ra khỏi nhà. Nhưng chị khựng lại, rồi chợt nhớ ra lồng bè của gia đình nằm ngoài biển.

“Chết hết rồi hả anh. Không còn gì hả anh”, chị lạc giọng khi gọi cho chồng để chắc chắn mình không nghe nhầm. Nhưng điều chị lo sợ đã thành sự thật.

Tiếng khóc bên vịnh Xuân Đài - 1

Chị Lợi ngồi khóc bên những giỏ tôm hùm chết vì mưa lũ. Ảnh: 

Vương Sang.

Đầu năm, gia đình chị Lợi vay ngân hàng và dồn tiền tích góp đầu tư vào vụ tôm. “Chỉ còn một tháng nữa là đến vụ thu hoạch. Cả nhà hy vọng năm nay sẽ có lời, Tết sẽ có tiền sắm sửa, vậy mà...”, chị bỏ lửng câu nói, gục mặt vào đầu gối khóc nức nở.

7h sáng, chồng chị bắt đầu thu gom tôm chết mang vào bờ. Tôm hùm xanh nặng 200-300 gr chất đống trên chiếc thuyền thúng. Khóc cả đêm, chị Lợi không còn sức để phụ giúp chồng.

“Không còn gì nữa rồi. Giờ cả nhà có chết cũng không trả hết nợ”, nước mắt lại chảy dài trên khuôn mặt đen sạm.

Sáng hôm đó, tiếng khóc cất lên dọc bờ biển vịnh Xuân Đài. Người dân ở đây khóc vì tôm chết, không biết mai này phải làm gì để có tiền trả nợ ngân hàng.

“Chỉ có mấy lồng tôm là hy vọng trả nợ, giờ có bán nhà cũng chưa chắc đủ”, ông Nguyễn Văn Ngọc (ở xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu) nói và nhận định tôm chết hàng loạt do bị nhiễm nước ngọt.

Hôm 11/11, người dân nghe thông báo các hồ thủy lợi và thủy điện xả lũ nhưng họ không ngờ nước tràn về nhanh vậy. “Chúng tôi không kịp trở tay, còn giờ thì trắng tay luôn rồi”, ông Ngọc buồn bã.

Tiếng khóc bên vịnh Xuân Đài - 2

Hơn 1.500 lồng bè nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Cầu bị thiệt hại do mưa lũ. Ảnh: 

X.H.

Những người có thâm niên nuôi tôm hùm như ông Ngọc cũng không hình dung được nước lũ nhiều như thế. Ông biết rằng nước mưa và thủy điện xả lũ khiến mặt nước biển bị ngọt hóa nhưng lần này, các biện pháp đối phó không mạng lại tác dụng.

"Tôi và nhiều người đã hạ lồng để tôm không ngạt nước ngọt nhưng cũng không ăn thua. Cả tỷ bạc của gia đình, chỉ một đêm đã trôi theo nước lũ", ông Ngọc nói.

Những người có thâm niên nuôi tôm hùm như ông Ngọc cũng không hình dung được nước lũ nhiều như thế. Ông biết rằng nước mưa và thủy điện xả lũ khiến mặt nước biển bị ngọt hóa nhưng lần này, các biện pháp đối phó không mạng lại tác dụng.

"Tôi và nhiều người đã hạ lồng để tôm không ngạt nước ngọt nhưng cũng không ăn thua. Cả tỷ bạc của gia đình, chỉ một đêm đã trôi theo nước lũ", ông Ngọc nói.

Không kịp trở tay

Người dân nơi đây nói rằng chỉ trong vài giờ, cả một vùng biển rộng lớn của vịnh Xuân Đài trở nên đục ngầu.

"Bình thường, chúng tôi chỉ cần hạ lồng nuôi cách mặt nước khoảng 2-3 m là an toàn. Còn đợt lũ này, lồng đã hạ xuống hơn 3 m mà tôm vẫn chết. Lũ lớn như hôm qua, không ai trở tay kịp”, ông Ngọc kể.

Đến chiều 12/11, cả chục km bờ biển ở vịnh Xuân Đài vẫn nhuốm một màu vàng đục. Hàng chục thuyền, ghe liên tục chở tôm chết cập bến. Trên bờ, những tiếng khóc thi thoảng vang lên.

Người dân nơi đây nói rằng chỉ trong vài giờ, cả một vùng biển rộng lớn của vịnh Xuân Đài trở nên đục ngầu.

"Bình thường, chúng tôi chỉ cần hạ lồng nuôi cách mặt nước khoảng 2-3 m là an toàn. Còn đợt lũ này, lồng đã hạ xuống hơn 3 m mà tôm vẫn chết. Lũ lớn như hôm qua, không ai trở tay kịp”, ông Ngọc kể.

Đến chiều 12/11, cả chục km bờ biển ở vịnh Xuân Đài vẫn nhuốm một màu vàng đục. Hàng chục thuyền, ghe liên tục chở tôm chết cập bến. Trên bờ, những tiếng khóc thi thoảng vang lên.

Tiếng khóc bên vịnh Xuân Đài - 3

Người nuôi tôm cho biết chưa lần nào nước lũ về nhanh và mạnh như lần này. Ảnh: 

Vương Sang.

Tôm hùm chất đống. Một số thương lái biết chuyện cũng đến thu mua giúp bà con với giá từ 150.000 đến 200.000 đồng/kg tùy loại.

“Nhiều gia đình đã nhận tiền cọc của tôi để bán tôm, khoảng 20 ngày nữa sẽ bắt đầu đóng hàng để xuất khẩu. Giờ tôm chết ngạt không xuất được, giá sẽ thấp nên tôi định mua một ít xuất đi Hà Nội và TP.HCM. Giúp họ được đồng nào lúc này cũng quý”, thương lái tên Lành bày tỏ.

Theo ông Lâm Duy Dũng, Phó chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, trận lũ này đã làm gần 3.300 ngôi nhà bị ngập, hư hỏng; hàng chục ha nuôi hải sản bị chìm. Ngoài ra, hơn 1.500 lồng bè nuôi tôm hùm bị chết, gây thiệt hại hơn 40 tỷ đồng.

“Lũ đã làm hơn 1.520 lồng bè nuôi tôm của 169 hộ bị thiệt hại. Nặng nhất là xã Xuân Phương với 762 lồng của 105 hộ. Đó là chưa kể tôm hùm con đang ươm nuôi cũng chết sạch”, Phó chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu nói và cho biết con số thống kế thiệt hại của các hộ nuôi tôm hùm đang tiếp tục tăng.

Cho đến tối 12/11, hàng chục thuyền thúng vẫn liên tục chở tôm chết vào bờ. Màn đêm buông xuống, gió lặng dần trên vịnh Xuân Đài. Và những tiếng khóc từ các nhà nuôi tôm hùm ngày càng rõ hơn.

Theo Zing

Nguồn zingnews.vn

Tin liên quan

Tin mới nhất

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra tại Cần Thơ

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra tại Cần Thơ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ; Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức “Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2024”.