Thực trạng phát triển của kiến trúc tại nông thôn những năm gần đây

Vừa qua, Viện Kiến trúc Quốc gia đã tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý kiến trúc nông thôn”, nhằm đánh giá thực trạng phát triển của kiến trúc tại nông thôn những năm gần đây. Hội thảo nằm trong khuôn khổ thực hiện triển khai Luật Kiến trúc, Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định về quản lý kiến trúc đô thị và nông thôn.

Hội thảo có sự tham gia của Ths. KTS Vũ Đình Thành – Phó Viện trưởng phụ trách Viện Kiến trúc Quốc gia; TS. KTS Trịnh Hồng Việt – Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia; Ông Vũ Anh Tú – Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc; TS. KTS Nguyễn Tất Thắng – Trưởng phòng Quản lý khoa học – kỹ thuật và dữ liệu; cùng đông đảo các chuyên gia kiến trúc – quy hoạch đầu ngành.

Thực trạng phát triển của kiến trúc tại nông thôn những năm gần đây - 1

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia kiến trúc – quy hoạch đầu ngành. (Ảnh: BTC)

Theo báo cáo tại Hội thảo, nông thôn truyền thống Việt Nam là một tổ chức cộng đồng xã hội được cấu trúc chặt chẽ và gắn kết bởi các mối quan hệ trong cuộc sống và lao động sản xuất. Trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, mỗi vùng nông thôn ở nước ta đã có những di sản kiến trúc, cảnh quan tự nhiên và các giá trị đặc sắc khác. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa nhanh chóng cùng với những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác đang khiến những giá trị tốt đẹp của nông thôn dần bị mai một.

Hiện nay, việc xây dựng ở nông thôn khá tùy tiện, không có hướng dẫn định hướng cho kiến trúc trong xây dựng nhà ở nông thôn cho người dân. Vì vậy, cấu trúc làng xã đã biến dạng, kiến trúc pha tạp đang làm mất dần bản sắc nông thôn Việt Nam.

Tuy nhiên, các văn bản pháp quy về lĩnh vực này còn nhiều bất cập, chưa đủ sâu về khía cạnh thực tiễn, năng lực cán bộ quản lý còn thấp, trách nhiệm của chính quyền các cấp chưa rõ ràng; trách nhiệm của cơ quan chuyên môn kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, tư vấn kiến trúc và nhà thầu chưa được luật hoá.

Mặc dù đã có chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của văn bản quy phạm pháp luật, nhưng thực tế là nhiều tỉnh, thành phố vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý kiến trúc nông thôn tại địa phương.

Thực trạng phát triển của kiến trúc tại nông thôn những năm gần đây - 2

ThS. KTS Vũ Đình Thành, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Kiến trúc Quốc gia phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: BTC)

Để khắc phục những tồn tại đó, theo ThS. KTS Vũ Đình Thành, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Kiến trúc Quốc gia, cần nhanh chóng thực hiện tốt công tác quản lý kiến trúc và sớm xây dựng quy chế quản lý kiến trúc tại nông thôn. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng để giúp kiểm soát việc xây dựng mới, chỉnh trang toàn khu vực, đồng thời hướng dẫn định hướng cho kiến trúc trong xây dựng và phát triển nông thôn.

Phó Viện trưởng Vũ Đình Thành nhấn mạnh: “Trong bối cảnh mới, khu vực nông thôn đang thay đổi nhanh chóng và điều này sẽ yêu cầu công tác quản lý kiến trúc nông thôn cũng phải thay đổi theo. Hội thảo hôm nay sẽ là dịp để Viện Kiến trúc Quốc gia tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và các nhà khoa học nhằm xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ mới trong công tác quản lý kiến trúc nông thôn chất lượng hơn”.

Thực trạng phát triển của kiến trúc tại nông thôn những năm gần đây - 3

TS. KTS Nguyễn Tất Thắng, Viện Kiến trúc Quốc gia phát biểu. (Ảnh: BTC)

Phát biểu tại Hội thảo, TS. KTS Nguyễn Tất Thắng, Viện Kiến trúc Quốc gia đã chia sẻ về vấn đề quỹ các công trình kiến trúc truyền thống trong xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc ở nông thôn.

Theo TS. KTS Nguyễn Tất Thắng, nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện để xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc ở nông thôn là giải quyết thỏa đáng sinh kế cho người nông dân; từng bước song hành với hiện đại hóa mô hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng công nghệ cao, tuần hoàn, sản phẩm đạt năng suất và giá trị kinh tế cao, hướng tới phát triển bền vững; xác lập các khu ở định cư truyền thống; mở rộng và tái phát triển mạng lưới giao thông hiện hữu, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên; bảo tồn, tu tạo, phục dựng các công trình công cộng, tôn giáo tín ngưỡng có giá trị văn hóa; chấn hưng và phục hồi thích ứng các hoạt động lễ hội văn hóa truyền thống…

Thực trạng phát triển của kiến trúc tại nông thôn những năm gần đây - 4

Ảnh minh họa.

Tại Hội thảo, TS. KTS Tạ Quốc Thắng, đại diện Vụ Quy hoạch – Kiến trúc Bộ Xây dưng đã chia sẻ về thực trạng công tác xây dựng quy chế quản lý kiến trúc nông thôn tại các địa phương trên cả nước.

Theo TS. KTS Tạ Quốc Thắng, sau khi Luật Kiến trúc có hiệu lực, phần lớn các địa phương trên cả nước đã ban hành Quy định phân công, phân cấp tổ chức lập thẩm định, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn tỉnh để phù hợp với điều kiện đặc thù của mỗi địa phương. Điều này đã góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng và ban hành Quy chế quản lý kiến trúc ở các địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc đã nảy sinh một số vấn đề cần được làm rõ như xác định cơ quan có trình độ thẩm định, phê duyệt; cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán lập Quy chế quản lý kiến trúc; khối lượng Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn quá nhiều, gây quá tải cho cơ quan thẩm định; công tác lấy ý kiến Hội đồng nhân dân…

Đối với nội dung xây dựng và quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn, PGS. TS. KTS Nguyễn Đình Thi, trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã chia sẻ một số tồn tại trong quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn như: Thiếu cơ chế, chính sách quản lý kiến trúc xây dựng điểm dân cư nông thôn; Đội ngũ cán bộ chuyên môn thiếu kiến thức về quản lý, phương pháp tổ chức xây dựng điểm dân cư nông thôn; Khó khăn trong việc tích hợp quy chế quản lý vào trong nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng xã; Các cấp chính quyền chưa coi trọng công tác quản lý kiến trúc các thôn, làng, xóm cũ trong quá trình phát triển nông thôn mới; Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong quá trình lập quy hoạch chung xây dựng xã, xây dựng điểm dân cư nông thôn và lập quy chế quản lý kiến trúc chưa được quan tâm đúng mức.

Thực trạng phát triển của kiến trúc tại nông thôn những năm gần đây - 5

Đại biểu tham luận tại Hội thảo.

Hội thảo cũng được nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực kiến trúc nông thôn. Qua đó giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm hành chính về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tại địa phương và giúp kiểm soát việc xây dựng mới, chỉnh trang toàn khu vực, đồng thời hướng dẫn định hướng cho kiến trúc trong xây dựng và phát triển nông thôn.

Đồng thời, góp phần quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy hoạch của quốc gia và các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị trong thời gian tới.

Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Kiến tạo không gian công cộng: "Bài toán nhiều suy tư"

Nguyễn Hoàng Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Công đoàn Công ty CP Công trình Công cộng và Dịch vụ Du lịch Hải Phòng quan tâm, chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn Công ty CP Công trình Công cộng và Dịch vụ Du lịch Hải Phòng quan tâm, chăm lo đời sống người lao động

Thực tế cho thấy, nơi nào tổ chức công đoàn phát huy được vai trò, chức năng cầu nối giữa đơn vị, doanh nghiệp với cán bộ, đoàn viên, người lao động thì nơi đó đơn vị, doanh nghiệp ngày càng phát triển, người lao động tự giác và tích cực tham gia sản xuất, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công đoàn Công ty Cổ phần Công trình Công cộng và Dịch vụ Du lịch Hải Phòng là