Trùng tu biệt thự Pháp cổ: Bàn về cách bảo tồn công trình thật sự 

Trước sự quan tâm của dư luận liên quan đến công tác bảo tồn, sửa chữa, tu bổ ngôi biệt thự cổ số 49 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội),Giám đốc Cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam khẳng định dự án chưa đến giai đoạn trùng tu cuối cùng, chưa hoàn thiện. Tuy nhiên các gam màu cơ bản được dùng đúng như màu gốc của công trình ban đầu.

Những ngày gần đây, khi đi qua góc phố Trần Hưng Đạo - Hàng Bài, nhiều người ngạc nhiên khi công trình biệt thự Pháp cổ (số 49 phố Trần Hưng Đạo, 46 phố Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội) được tu sửa khang trang.

Đây là một tòa biệt thự 2 tầng, nằm trên khuôn viên khá rộng, với diện tích khoảng 990m2, là một trong những công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Pháp ở Việt Nam. Trước khi được tu bổ, ngôi biệt thự này bị bỏ hoang trong một thời gian dài, nhiều hạng mục gần như hỏng hoàn toàn.

Trùng tu biệt thự Pháp cổ: Bàn về cách bảo tồn công trình thật sự  - 1

Diện mạo biệt thự trước khi được trùng tu. Ảnh: Ngọc Thành

Mặc dù không có hồ sơ lưu trữ của công trình, nhưng các chuyên gia đến từ nước Pháp đã tiến hành thám sát công trình khoa học, cẩn trọng đưa ra giải pháp trùng tu hiệu quả nhất, sát với nguyên bản nhất, từ các đường nét kiến trúc cho đến màu sắc công trình.

Đối với màu của biệt thự, sau khi bóc lớp vôi ve của biệt thự được quét lên sau nhiều lần cải tạo, các chuyên gia đã tìm được màu gốc, là màu vàng, xen kẽ màu vàng là những ô màu đỏ được kẻ chỉ để làm giả những viên gạch.

Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn khi thấy biệt thự được trùng tu phối hợp 2 màu vàng, đỏ “không quen mắt”. Thậm chí, có một số ý kiến cho rằng quá trình bảo tồn đã “làm mới” và làm “hỏng” công trình.

Trùng tu biệt thự Pháp cổ: Bàn về cách bảo tồn công trình thật sự  - 2

Diện mạo mới của ngôi biệt thự nhìn từ mặt đường Hàng Bài

Trước ý kiến trái chiều từ dư luận, chiều 15/4, UBND quận Hoàn Kiếm cùng chuyên gia Pháp đã có buổi gặp gỡ, báo chí thông tin ngay tại công trình này. 

"Còn cái gì cố gắng giữ cái đó"

Trao đổi với báo chí, ông Emmanuel Cerise, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam, đơn vị phối hợp với quận Hoàn Kiếm thực hiện dự án này cho biết: “Chúng tôi khẳng định là dự án chưa đến giai đoạn trùng tu cuối cùng, chưa hoàn thiện. Tuy nhiên các gam màu cơ bản được dùng đúng như màu gốc của công trình ban đầu”.

Cũng theo ông Emmanuel Cerise, tầng trên của căn biệt thự chưa kẻ chỉ gạch nên tạo cảm giác hơi ấn tượng quá. Tầng dưới đã kẻ chỉ gạch giống bản gốc của công trình. “Đây là những gam màu gốc và chúng tôi khẳng định tôn trọng bản gốc”, ông Emmanuel Cerise nói.

Trùng tu biệt thự Pháp cổ: Bàn về cách bảo tồn công trình thật sự  - 3

Ông Emmanuel Cerise, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam thông tin về việc màu sắc của biệt thự Pháp cổ đang được trùng tu.

Đáng chú ý, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam cho biết, khi thực hiện dự án bảo tồn này, đơn vị không tìm thấy tư liệu gốc của công trình. Nếu như có tìm được, chắc chắn là tài liệu đen trắng, không thể hiện được màu sơn. 

Điều may mắn là trong quá trình thám sát các lớp vữa bên ngoài công trình, các chuyên gia tìm được lớp vữa gốc có gam màu đỏ này. Sau 100 năm, lớp màu có thay đổi nhất định. Dựa trên một số bức ảnh màu cổ chụp về các công trình Hà Nội cho thấy đã có sự phối màu giữa line vàng và line đỏ cùng với các đường chỉ giả gạch. Ví dụ như dự án trường Trưng Vương ngay gần đây thì trước cũng sử dụng màu tương tự thế này. Tuy nhiên khi bảo tồn thì có thay đổi một chút.

Trùng tu biệt thự Pháp cổ: Bàn về cách bảo tồn công trình thật sự  - 4

Các chi tiết của căn biệt thự Pháp cổ sau 1 năm tu bổ

Giám đốc Cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam cho biết, sẽ có 2 bức ảnh mà hậu cảnh có các công trình được phối màu như dự án đang làm này. Đó là các bức ảnh được nhiếp ảnh gia người Pháp chụp từ năm 1915, cách đây hơn 100 năm. Kỹ thuật chụp thời đó là dựa trên kính màu, tông màu chỉ tương đối chứ không thể như kỹ thuật số bây giờ, không thể như sắc độ mắt thường nhìn.

Chia sẻ về tiến độ và chất lượng dự án, ông Emmanuel Cerise khẳng định, đây là dự án trùng tu biệt thự cổ chứ không phải dự án khôi phục. Bởi nếu như khôi phục phải đưa về đúng hiện trạng như ban đầu công trình mới được xây dựng, trong khi ở đây khi bắt đầu dự án một số bộ phận không thể khôi phục như: cầu thang, ống thang đã bị phá bỏ rất lâu, sàn gỗ bị phá bỏ; nền sân mới đã bị nâng lên hơn 40cm… Rất nhiều dự án trùng tu biệt thự cổ ở Hà Nội rất khó để khôi phục hoàn toàn mà phải dựa trên hiện trạng hiện tại, còn cái gì cố gắng giữ cái đó.

Quyết tâm lớn trong việc gìn giữ, tạo bản sắc kiến trúc Hà Nội

Trước ý kiến cho rằng, thời gian gần đây, có một số dự án tôn tạo, trùng tu các biệt thự cổ Pháp đi theo hướng lựa chọn gam màu nhạt đi, cố tình thể hiện nhuốm màu thời gian, ông Emmanuel Cerise khẳng định: “Đây không phải cách bảo tồn công trình thật sự, phải tôn trọng cái gốc khi mới được xây dựng. Nếu cố tình làm nhạt màu theo thời gian, thì sau đó với tác động của mặt trời, mưa gió, thì màu lại nhạt tiếp. Vì vậy, với căn biệt thự đang trùng tu ở Trần Hưng Đạo, gam màu này trong thời gian tới có một chút điều chỉnh, nhưng về cơ bản, chúng tôi sẽ không thay đổi. Chúng tôi tôn trọng gam màu gốc”.

Về phía các chuyên gia, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, KTS Đào Ngọc Nghiêm khẳng định, biệt thự được xây dựng trước năm 1954 là quỹ di sản đặc trưng, là biểu hiện hội nhập văn hóa, một dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của Hà Nội.

“Thành phố Hà Nội không chỉ mời chuyên gia trong nước, mà còn mời chuyên gia nước ngoài để nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị biệt thự. Gần đây, thành phố còn đưa ra danh mục các công trình biệt thự có giá trị. Tôi cho rằng đây là quyết tâm lớn trong việc gìn giữ, tạo bản sắc Hà Nội”, KTS Đào Ngọc Nghiêm nói.

Trùng tu biệt thự Pháp cổ: Bàn về cách bảo tồn công trình thật sự  - 5

Cầu thang lên xuống trong căn biệt thự Pháp cổ

Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cũng nhận định, công trình biệt thự số 49 phố Trần Hưng Đạo được thành phố chỉ đạo tiến hành một cách nghiêm túc, bám sát tính nguyên bản của biệt thự cho thấy quyết tâm của thành phố trong giữ gìn bản sắc kiến trúc không chỉ cho hôm nay và còn mai sau.

Trước đó, vào tháng 4/2022, UBND quận Hoàn Kiếm khởi công dự án “Bảo tồn, sửa chữa, chống xuống cấp nhà biệt thự 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài”. Dự án nhận được sự hỗ trợ của của các chuyên gia Vùng Ile-de-France (Cộng hòa Pháp).

Biệt thự số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài là công trình biệt thự đầu tiên của Hà Nội được tiến hành trùng tu một cách bài bản. Dự kiến, công trình sẽ trở thành một trung tâm văn hoá khi được khánh thành chính thức.

Thành phố Hà Nội hiện có hàng nghìn căn biệt thự Pháp có tuổi đời khoảng 1 thế kỷ. Do đó, thành phố kỳ vọng dự án này sẽ tạo ra một hình mẫu về công tác bảo tồn biệt thự trong tương lai. Trong đó, riêng quận Hoàn Kiếm sẽ tu bổ 7 tòa biệt thự trong năm 2023.

Minh Tâm

Tin liên quan

Tin mới nhất

8 thành phần dưỡng da cực tốt giúp nàng 'trẻ mãi không già'

8 thành phần dưỡng da cực tốt giúp nàng 'trẻ mãi không già'

Nhiều người có thể thắc mắc có những chất dinh dưỡng nào giúp nuôi dưỡng làn da. Và nếu chọn sử dụng sản phẩm dưỡng da thì phải chọn những loại chất dưỡng nào? Dưới đây là 8 loại vitamin giúp da khỏe đẹp từ bên trong mà bất cứ cô gái nào cũng nên biết.

Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

Ngày 25/4, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo khoa học toàn quốc năm 2024 với chủ đề "Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng", do Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo các nhà khoa học và văn nghệ sĩ trong cả nước