Cỗ máy kiếm tiền của Google “chao đảo” vì lệnh mới của Mỹ

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện chống độc quyền thứ hai đối với Google chỉ trong hơn 2 năm, lần này nhắm vào hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã đệ đơn kiện chống độc quyền thứ hai đối với Google chỉ trong hơn 2 năm. Đó là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính phủ Hoa Kỳ không lùi bước trước các vụ kiện chống lại các công ty công nghệ ngay cả khi có nhiều hồ sơ hỗn hợp trước tòa về các vụ kiện chống độc quyền.

Trong vụ kiện này, DOJ nhằm vào bộ phận kinh doanh quảng cáo trực tuyến, vốn được coi là cỗ máy in tiền của Google. Họ cũng tìm cách khiến Google phải rút bớt khỏi các hoạt động kinh doanh cốt lõi này. Đây là vụ kiện đầu tiên nhằm vào Google dưới Chính quyền của Tổng thống Joe Biden.

Cỗ máy kiếm tiền của Google “chao đảo” vì lệnh mới của Mỹ - 1

Vụ kiện trước đó được đệ trình vào tháng 10 năm 2020 dưới thời chính quyền Donald Trump, cáo buộc Google sử dụng quyền lực được cho là độc quyền của mình để “cắt đứt” sự cạnh tranh về tìm kiếm trên internet thông qua các thỏa thuận loại trừ. Vụ án đó dự kiến sẽ được đưa ra xét xử vào tháng 9 tới đây.

Hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google đã tạo ra 54,5 tỷ USD trong quý kết thúc vào 30/9. Số tiền này tới từ quảng cáo trên trang tìm kiếm, YouTube, Google Network và các kênh khác.

Google cũng phải đối mặt với ba vụ kiện chống độc quyền khác từ nhóm các Tổng chưởng lý tiểu bang, bao gồm một vụ tập trung vào hoạt động kinh doanh quảng cáo do Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton đứng đầu.

Hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google đã thu hút nhiều sự chỉ trích vì nền tảng này hoạt động trên nhiều khía cạnh của thị trường, từ mua, bán và trao đổi quảng cáo…, giúp Google có những lợi thế đặc biệt. Tuy nhiên, từ lâu Google đã bác bỏ cáo buộc thống trị thị trường quảng cáo trực tuyến. Họ sử dụng hoạt động kinh doanh của Meta, công ty mẹ Facebook, để chứng minh cho lập luận của mình.

Bộ Tư pháp Mỹ không đồng ý với lập luận này. Họ cho rằng Google đã tìm cách kiểm soát tất cả các khía cạnh của thị trường và khẳng định rằng Google đóng vai trò then chốt nhất trong các hoạt động phân bổ quảng cáo.

Ngoài ra, đơn kiện cũng cho biết một phần khác trong chiến lược của Google là thâu tóm các công ty khác để củng cố vị thế của mình trên thị trưởng quảng cáo và “tạo tiền đề cho việc loại trừ về sau” có thể được diễn ra thuận lợi.

Google cũng liên tục xác định các mối đe dọa tiềm ẩn với sự thống trị của mình. Chẳng hạn như khi các công cụ quản lý lợi nhuận ra đời để giúp các nhà xuất bản tìm được mức giá tốt hơn cho khoảng không quảng cáo trên trang của mình bên ngoài hệ sinh thái của Google, công ty sử dụng chiến dịch quen thuộc là mua lại để dập tắt mối đe dọa cạnh tranh.

Huy Nguyễn (Theo CNBC)

Tin liên quan

Tin mới nhất

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.