Loạt cổ phiếu bất động sản bứt phá, dẫn dắt thị trường: Nhà đầu tư đã nên xuống tiền?

Phiên giao dịch đầu tuần (17/7), nhà đầu tư gom hàng tập trung vào cổ phiếu có vốn hóa lớn, đặc biệt là tâm điểm cổ phiếu bất động sản, giúp VN-Index tăng gần 5 điểm phiên đầu tuần.

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu bất động sản, giúp nhiều cổ phiếu tăng kịch trần như DXS, HAR, HTN, LDG, LEC, LGL, PV2, QCG... , góp phần tích cực giúp VN-Index đóng cửa tăng 4,73 điểm lên mức 1.173,13 điểm.

Cùng với sự hồi phục của thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản ghi nhận sự tăng mạnh trong phiên thời gian gần đây và đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của giới đầu tư. 

Loạt cổ phiếu bất động sản bứt phá, dẫn dắt thị trường: Nhà đầu tư đã nên xuống tiền? - 1

Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu bất động sản trong phiên giao dịch đầu tuần

Dù thị trường bất động sản vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên với một loạt chính sách hỗ trợ gần đây, giới đầu tư kỳ vọng thị trường bất động sản cũng như nhóm cổ phiếu này sẽ sôi động trở lại trong nửa cuối năm nay.

Cụ thể, trong phiên giao dịch đầu tuần (17/7), dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu bất động sản, giúp nhiều cổ phiếu tăng kịch trần như DXS, HAR, HTN, LDG, LEC, LGL, PV2, QCG. Đáng chú ý, bộ ba cổ phiếu họ Vingroup ở trong nhóm VN30 đều tăng mạnh là VHM tăng 4,61%, VIC tăng 2,92% và VRE tăng 2,32%, có sức nâng đỡ rất lớn đối với chỉ số VN-Index.

Ngoài ra, hàng loạt cổ phiếu BĐS khác cũng nhuộm sắc xanh, như NVL, KDH, DIG, PDR, DXG, HDG, ITA, DXS, QCG, LDG, HTN,... 

Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho rằng, nhịp hồi phục của các cổ phiếu thuộc nhóm BĐS trên thị trường chứng khoán kể từ đầu quý 2/2023 nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục trong nửa cuối năm nay, phần nào phản ánh kỳ vọng của thị trường vào những động thái hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản nói chung từ phía Chính phủ.

Thực tế, trong thời gian gần đây, một loạt văn bản, định hướng được Chính phủ ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường, bao gồm cả về mặt tháo gỡ pháp lý, tăng nguồn cung và về mặt thị trường vốn.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cho rằng, các văn bản trên vẫn mới chỉ mang tính chất định hướng là chính, việc thi hành vẫn cần thêm các quy định, hướng dẫn cụ thể. Mặt khác, các chính sách ở Việt Nam thường có độ trễ nhất định để các quy định đi vào thực tiễn và phản ánh tới thị trường.

Do đó, nhà đầu tư vẫn cần cẩn trọng khi xuống tiền vào nhóm cổ phiếu BĐS, chỉ nên tham gia khi cổ phiếu đã được chiết khấu ở mức giá hấp dẫn, cũng như tìm kiếm doanh nghiệp có triển vọng lợi nhuận phục hồi trong thời gian tới...

Nhận định phiên giao dịch tiếp theo (18/7), các công ty chứng khoán cho rằng VN-Index có thể xuất hiện các nhịp rung lắc, rũ bỏ và kiểm định lại ngưỡng 1.150 điểm để tích lũy thêm nội lực cho đợt bứt phá dứt khoát sắp tới.

Theo Chứng khoán BIDV (BSC), thị trường tuy vẫn trên đà tăng điểm nhưng những phiên gần đây nến thân ngắn xuất hiện nhiều, cho thấy thị trường đang trong trạng thái cẩn trọng. Trong những phiên tới, VN-Index có thể sẽ gặp phải rung lắc tại vùng giá cao.

Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thì đánh giá, thị trường tiếp tục duy trì sắc xanh nhưng mức tăng điểm khiêm tốn kèm theo mẫu hình nến giằng co cho thấy dòng tiền vẫn còn thận trọng sau động thái tăng cung.

“Điểm tích cực trong phiên là nguồn cung tạm thời hạ nhiệt và chưa gây sức ép lớn cho thị trường. Với tín hiệu này, có khả năng thị trường vẫn duy trì hướng tăng điểm trong thời gian tới nhưng diễn biến sẽ chậm rãi và tiếp tục thăm dò cung cầu”, VDSC nhận định.

Tuấn Kiệt

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn