Loạt doanh nghiệp "Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ đang làm lãnh đạo

Ngoài Tập đoàn Trung Nguyên Legend, "Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ đang làm lãnh đạo ở một loạt doanh nghiệp khác có quy mô vốn từ vài chục tới cả nghìn tỷ đồng.

"Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ làm lãnh đạo ở loạt doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất vụ ly hôn nghìn tỷ với bà Lê Hoàng Diệp Thảo từ năm 2021, "vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ được giao quản lý toàn bộ số cổ phần của cả bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông tại hệ thống Trung Nguyên. Cùng với đó, đại gia sinh năm 1971 tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng việc mở thêm công ty mới.

Theo cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang làm lãnh đạo và giữ vị trí người đại diện theo pháp luật của hàng loạt doanh nghiệp gồm CTCP Cà phê Trung Nguyên; Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (Tập đoàn Trung Nguyên Legend); Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên; Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên (TNI); CTCP Trung Nguyên Franchising; Công ty TNHH đầu tư du lịch Trung Nguyên Healing; Công ty TNHH đầu tư và phát triển thương hiệu Trung Nguyên Legend; Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 toàn cầu.

Trong số này, có 2 doanh nghiệp hiện có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên. Trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (Tập đoàn Trung Nguyên Legend) thành lập tháng 4/2006 với vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng. Công ty có 5 cổ đông sáng lập, gồm ông Đặng Lê Nguyên Vũ góp 255 tỷ đồng, tương đương 17% vốn góp, cổ đông Đặng Mơ góp 50 tỷ đồng, tương đương 5,33% vốn góp, cổ đông Đặng Vũ Nhật Quang góp 10 tỷ đồng, tương đương 0,67% vốn góp; Công ty cà phê Trung Nguyên góp 45 tỷ đồng, tương đương 3% vốn góp và cổ đông Lê Hoàng Diệp Thảo góp 140 tỷ đồng, tương đương 9,33% vốn góp. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sinh năm 1971, giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp.

Thời điểm tháng 8/2022, doanh nghiệp tăng vốn điều lệ từ 2.500 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, cơ cấu góp vốn của các cổ đông không được công bố chi tiết. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp.

Loạt doanh nghiệp "Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ đang làm lãnh đạo - 1

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang có 2 doanh nghiệp với vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng

Một công ty có vốn điều lệ nghìn tỷ khác ông Đặng Lê Nguyên Vũ giữ vị trí lãnh đạo và người đại diện theo pháp luật là CTCP Đầu tư Trung Nguyên (TNI). Công ty thành lập tháng 12/2009 với vốn điều lệ ban đầu 3.160 tỷ đồng với 4 cổ đông sáng lập, trong đó ông Vũ góp 1.896 tỷ đồng, tương đương 60%; bà Thảo góp 948 tỷ đồng tương đương 30%; còn lại 10% thuộc sở hữu của cổ đông Đặng Mơ và Lê Thị Ước.

Theo phán quyết, tại thời điểm ly hôn, TNI có vốn điều lệ 3.160 tỷ đồng, vốn định giá hơn 4.270 tỷ đồng. Giao ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu 90% vốn cổ phần. Hiện nay nguồn vốn điều lệ của doanh nghiệp chưa có sự thay đổi.

Những công ty có vốn điều lệ từ vài chục tỷ đến vài trăm tỷ đồng của "Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ

Ngoài 2 công ty có vốn điều lệ nghìn tỷ nói trên, những doanh nghiệp còn lại của "Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ có vốn điều lệ từ vài chục tỷ đồng đến vài trăm tỷ đồng. Trong đó, Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên được thành lập tháng 2/2007, thời điểm ông Đặng Lê Nguyên Vũ ly hôn với bà Lê Hoàng Diệp Thảo, công ty có vốn điều lệ 200 tỷ đồng chưa kể chi nhánh Bắc Giang. Hiện tại, vốn điều lệ doanh nghiệp chưa có sự thay đổi.

Trong khi, CTCP Cà phê Trung Nguyên được thành lập tháng 4/2007, do ông Đặng Lê Nguyên Vũ làm Chủ tịch HĐQT và là người đại diện theo pháp luật. Thời điểm ly hôn, theo phán quyết Giám đốc thẩm, Công ty có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, do ông Vũ nắm giữ 10%, bà Thảo nắm giữ 5%, tổng cộng hai vợ chồng nắm giữ 15% cổ phần. Giao ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu toàn bộ 15% cổ phần của cả 2 người.

Thời điểm hoàn tất ly hôn vào năm 2021, vốn điều lệ 500 tỷ đồng, ông Vũ sở hữu 10% vốn còn bà Thảo nắm giữ 5% vốn. Hiện tại chưa có thông tin về thay đổi nguồn vốn điều lệ doanh nghiệp.

Công ty TNHH đầu tư du lịch Trung Nguyên Healing có tiền thân là công ty TNHH đầu tư du lịch Đặng Lê được thành lập tháng 7/2010. Thời điểm tháng 10/2020, công ty có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó, Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên góp 70% vốn, ông Đặng Lê Nguyên Vũ góp 11% vốn và cổ đông Lê Thị Ước góp 19% vốn. Tháng 11/2021, công ty đổi tên thành như hiện nay và vẫn giữ nguyên vốn điều lệ. Tại đây, ông Đặng Lê Nguyên Vũ giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.

CTCP Trung Nguyên Franchising thành lập tháng 6/2011, với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trong đó Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên góp 42,5 tỷ đồng, tương đương 85% cổ phần, bà Lê Hoàng Diệp Thảo góp 2,5 tỷ đồng tương đương 5% vốn góp và ông Đặng Lê Nguyên Vũ góp 5 tỷ đồng, tương đương 10% vốn góp.

Theo phán quyết thời điểm ly hôn, Công ty có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, tòa giao ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu số cổ phần tương đương với 15% vốn điều lệ. Ngay sau phán quyết ly hôn không lâu, cuối năm 2021, Trung Nguyên Franchising tăng vốn lên thành 350 tỷ đồng. Đến cuối năm 2023 tiếp tục tăng vốn lên thành 600 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, doanh nghiệp được thành lập tháng 7/2006 và Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 toàn cầu, doanh nghiệp được thành lập tháng 1/2011. Tuy nhiên, vốn điều lệ của cả 2 doanh nghiệp không được công bố cụ thể.

Gần đây nhất, ông Đặng Lê Nguyên Vũ tham gia góp vốn thành lập Công ty TNHH đầu tư và phát triển thương hiệu Trung Nguyên Legend. Doanh nghiệp thành lập tháng 12/2024 với vốn điều lệ hơn 831 tỷ đồng gồm 2 cổ đông sáng lập. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ góp gần 790 tỷ đồng, tương đương 95% vốn góp và cổ đông Lê Thị Ước góp hơn 41,5 tỷ đồng tương đương 5% vốn góp. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Hoàng Nam

Tin liên quan

Tin mới nhất

Trà nghệ gia Đỗ Công: Khi cuộc đời là một tác phẩm cần mẫn và tĩnh lặng

Trà nghệ gia Đỗ Công: Khi cuộc đời là một tác phẩm cần mẫn và tĩnh lặng

Trong một thế giới đề cao tốc độ và kết quả tức thời, Trà nghệ gia Đỗ Công lại chọn con đường thầm lặng, cẩn trọng vun đắp từng khoảnh khắc, từng không gian, từng phẩm trà thành những "tác phẩm" mang dấu ấn riêng. Xuất thân từ lĩnh vực báo chí nghiên cứu về con người và các giá trị văn hóa cốt lõi, anh mang đến một góc nhìn độc đáo về sự sáng tạo, ý nghĩa của việc lao đ

Nhạc sĩ Phương Bắc: Tôi muốn làm một nốt trầm

Nhạc sĩ Phương Bắc: Tôi muốn làm một nốt trầm

Có trong tay tài sản sáng tác đồ sộ với hơn 70 tác phẩm, khi nhắc đến Nhạc sĩ Phương Bắc, đại đa số nhiều người sẽ cảm thấy ngờ ngợ nhưng khi nhắc đến những sáng tác của anh thì không khỏi giật mình vì những ca khúc ấy vô cùng quen thuộc. Một nửa nội lực trong anh phục vụ cho công việc, cho quê hương cho đất nước với một phần trọng trách trên vai. Nửa còn lại anh lựa chọn c

Tổng duyệt diễn binh diễu hành Đại lễ 30/4 “Khúc dạo đầu bản anh hùng ca mừng 50 năm thống nhất đất nước”

Tổng duyệt diễn binh diễu hành Đại lễ 30/4 “Khúc dạo đầu bản anh hùng ca mừng 50 năm thống nhất đất nước”

Tham dự và chỉ đạo lễ tổng duyệt có các Ủy viên Bộ Chính trị: ông Trần Cẩm Tú - Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 (Ban chỉ đạo); ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương (Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo); ông N

Mạch nguồn tranh cổ động

Mạch nguồn tranh cổ động

Xu hướng cách điệu hoá trong tranh cổ động càng được đẩy mạnh - có lẽ vì nó cho phép người ta không sao chép hiện thực, mà vẫn nói lên được hiện thực, bằng cách khái quát và thể hiện những nét cô đọng nhất, đặc thù nhất, và đó cũng là quy luật của thẩm mỹ, liên quan đến khái niệm nhịp điệu, hoặc khái niệm đồ hoạ hiện đại.

Đắm mình với vẻ đẹp ban sơ của thiên nhiên trong “Thiên Thanh”

Đắm mình với vẻ đẹp ban sơ của thiên nhiên trong “Thiên Thanh”

Triển lãm cá nhân đầu tiên "Thiên Thanh" của họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15-23/4/2025 khép lại, nhưng dư âm mà nó để lại trong lòng người xem vẫn còn vẹn nguyên một không gian đối thoại tinh tế giữa bảng màu và những tầng sâu cảm xúc. “Thiên Thanh” gợi một tình yêu thiên nhiên và đất nước một cách chân thực, tươi sáng và đầy cảm xúc hé lộ một sự phá cách táo bạo trong ngh