Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống

Nhiều tác phẩm tại triển lãm "Từ truyền thống tới truyền thống" lấy chất liệu trong tranh dân gian Hàng Trống, thể hiện bằng chất liệu, phong cách hiện đại.

 

Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống - 1

Sáng 8/12, lễ ra mắt sách Dòng tranh dân gian Hàng Trống của tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa diễn ra tại đình Nam Hương, Hàng Trống, Hà Nội. Đây là cuốn sách thứ ba của Nguyễn Thị Thu Hòa về các dòng tranh dân gian Việt Nam. Trước đó, hai cuốn sách về tranh Đông Hồ và tranh Kim Hoàng đã đoạt giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ ba. Trong ảnh là sách Dòng tranh dân gian Hàng Trống phiên bản đặc biệt.

Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống - 2

Ngoài giới thiệu cuốn sách mới, tại chương trình, nhiều tác phẩm trong dự án "Từ truyền thống tới truyền thống" cũng được trưng bày. Trong ảnh là tác phẩm Ngũ hổ của họa sĩ Xuân Lam.

Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống - 3

Lấy cảm hứng từ tranh dân gian Hàng Trống, nhóm sinh viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã thực hiện các tác phẩm, viết tiếp giá trị tranh Hàng Trống với chất liệu sơn mài và lụa. Trong ảnh là một phần tác phẩm Ngũ hổ, chất liệu in phun và cắt CNC, giấy dó bồi trên gỗ của Xuân Lam - người miệt mài sáng tạo với chất liệu tranh Hàng Trống vài năm qua.

Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống - 4

Tác phẩm Sợi dây của Trương Hoàng Hải với chất liệu sơn mài. Tác phẩm được thực hiện với ý tưởng những đám mây đang dần che khuất sự hiện diện của giá trị truyền thống, nhưng một sợi dây đại diện cho những nỗ lực không ngừng của các thế hệ đang xuyên qua đám mây, xâu chuỗi các hình ảnh quá khứ và hiện đại lại với nhau.

Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống - 5

Sơn mài Ông Hoàng Đôi cưỡi ngựa và quân lính của Nguyễn Hà Anh. Tác giả giữ nguyên màu sắc, chi tiết nguyên bản trong tranh thờ Hàng Trống. Những chất liệu của tranh dân gian được tự do đối thoại với chất liệu sơn mài.

Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống - 6

Một tác phẩm sơn mài lấy hình ảnh, ý tưởng từ tranh dân gian Hàng Trống.

Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống - 7

Lấy ý tưởng từ tác phẩm Cá chép trông trăng của tranh Hàng Trống, tác phẩm Tầm (tìm) của Phạm Ngọc Hà gửi gắm khát vọng về sự hoàn thiện, viên mãn. Với chất liệu lụa, tông màu tím được sử dụng trong tranh làm nổi bật cho ánh vàng rực rỡ của mặt trăng. Từng vảy cá được đính cầu kỳ, khéo léo tăng hiệu quả thẩm mỹ cho tác phẩm.

Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống - 8

Tác phẩm của Nguyễn Trần Hoàng tái hiện tranh Tứ phủ công đồng bằng chất liệu sơn mài. Đây là tranh vẽ hệ thống các thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu.

Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống - 9

Tác phẩm Trong tâm của Kim Hải Linh với chất liệu lụa. Lấy cảm hứng từ tranh thờ Hàng Trống, tác giả kết hợp hình ảnh Mẫu Thoải của Đạo Mẫu với hình ảnh sen trong Đạo Phật để thể hiện sự giao thoa giữa các đạo lớn Việt Nam, đồng thời gửi gắm thông điệp dù là đạo gì thì cũng luôn hướng tâm tới điều thiện.

Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống - 10

Tranh Ông Hoàng Mười bằng chất liệu sơn mài của Hà Xuân Hiếu.

Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống - 11

Tranh sơn mài tái hiện một bức tranh thờ Hàng Trống của Nguyễn Hà Anh.

Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống - 12

Sơn mài Môn thần huyền đàn (thần cửa) của Lê Minh Huyên.

Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống - 13

Sơn mài Đệ nhất Thượng thiên của Trần Hồng Anh.

Ngũ hổ, tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống - 14

Tác phẩm Âm dương hòa hợp của Đàm Thị Hồng Dương. Lấy ý tưởng, chất liệu từ Lưỡng nghi sinh tứ tượng của dòng tranh dân gian Hàng Trống, tác phẩm lụa của Đàm Thị Hồng Dương thể hiện mong ước về sự hòa hợp, thành công trong quan niệm người xưa. Kết cấu hình tròn cùng chất liệu lụa tạo hiệu ứng thú vị cho người xem.

Nguồn zingnews.vn

Tin liên quan

Tin mới nhất