EVFTA xuất hiện kịp thời vực dậy kinh tế Việt Nam trong bối cảnh COVID-19

TTO - 'EVFTA đi vào thực thi trong bối cảnh dịch bệnh và biến động thị trường phức tạp, khó lường, được kỳ vọng mang lại nhiều cơ hội to lớn, tạo động lực mới vực dậy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế'.

Đó là phát biểu của ông Hoàng Quốc Vượng, thứ trưởng Bộ Công thương, tại Diễn đàn trực tuyến thương mại và công nghiệp với đối tác liên minh châu Âu "EVFTA - Cơ hội hợp tác chiến lược hướng tới sự phát triển bền vững" diễn ra tại TP.HCM ngày 31-7, trước thềm Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào 1-8-2020, sau 10 năm đàm phán.

Tại đầu cầu Hà Nội, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết chỉ tính riêng trong 18 năm gần đây giá trị thương mại hai chiều đã tăng hơn 14 lần từ 4,1 tỉ USD năm 2000 lên 56,45 tỉ USD trong năm 2019. Trong đó xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào EU tăng 15 lần từ 2,8 tỉ USD lên 41,54 tỉ USD, nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đạt gần 15 tỉ USD Mỹ.

Đầu tư trực tiếp 5 tháng đầu năm 2020, EU có 26/27 nước đầu tư vào Việt Nam với 2040 dự án với tổng mức đầu tư đạt trên 21 tỉ USD.

"EVFTA đi vào thực thi trong bối cảnh dịch bệnh và biến động thị trường phức tạp, khó lường, được kỳ vọng mang lại nhiều cơ hội to lớn, tạo động lực mới vực dậy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế," ông Vượng nhận định.

EVFTA xuất hiện kịp thời vực dậy kinh tế Việt Nam trong bối cảnh COVID-19 - 1

Phó đại sứ, Tham tán thương mại Đức - ông Weert Borner nhận định Việt Nam là đối tác chiến lược, lâu dài EU và các quốc gia thành viên - Ảnh: BÔNG MAI

Phó đại sứ, Tham tán thương mại Đức - ông Weert Borner cho rằng EVFTA chính thức có hiệu lực vào ngày mai, giúp Việt Nam có thể tiếp cận tốt EU, các công ty quốc gia thành viên EU cũng tìm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam.

"EVFTA không chỉ tác động lên yếu tố thương mại đầu tư, gỡ bỏ hạng mục thuế quan, tăng cường xuất khẩu... mà còn giúp Việt Nam tăng trưởng chất lượng nền kinh tế", ông Weert Borner nói.

Theo đó, cùng EVFTA, Việt Nam có khả năng cải thiện, nâng cao tiêu chuẩn về lực lượng lao động, môi trường làm việc, tăng cường sở hữu trí tuệ, chú trọng bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên đất, nước, không khí hiệu quả...

Tại diễn đàn, ông Jean-Jacques Bouflet, phó chủ tịch Hiệp hội EuroCham, công bố báo cáo khảo sát mới nhất về Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI). Theo đó, 74% lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu trả lời khảo sát cho rằng EVFTA tác động tích cực.

"Hiện hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới đang bị ảnh hưởng nặng từ COVID-19, EVFTA sẽ thúc đẩy thương mại đầu tư, tạo cơ hội lâu dài, định hình mối quan hệ hai bên EU - Việt Nam trong 20-30 năm tới, tạo động lực lớn để doanh nghiệp châu Âu quyết định đầu tư vào môi trường vừa an toàn, phát triển nhanh như Việt Nam", ông Boulflet nói.

Nguồn tuoitre.vn

None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.