Triển lãm 160 bức ảnh chụp di sản thế giới của Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch muốn giới thiệu hình ảnh các di sản văn hóa thế giới nhằm kích thích sự tìm tòi, chinh phục, khám phá của du khách.

Sáng 4/12, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam.

Triển lãm diễn ra từ 4-10/12, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Phú Quốc (Kiên Giang). 160 bức ảnh chụp được triển lãm chụp tại 24 di sản thế giới của Việt Nam, do UNESCO ghi danh từ 1993-2019.

Triển lãm 160 bức ảnh chụp di sản thế giới của Việt Nam - 1
Học sinh Phú Quốc tham quan khu triển lãm ảnh. Ảnh: Tuấn Anh.

Trong đó có 5 di sản văn hóa thế giới (quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Thành nhà Hồ), 2 di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng), 1 di sản thế giới hỗn hợp (quần thể thắng cảnh Tràng An), 13 di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên…), 3 di sản tư liệu thế giới (mộc bản Triều Nguyễn, bia tiến sĩ Văn Miếu Gia Long, châu bản Triều Nguyễn).

Ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết đây là những bức ảnh ghi lại vẻ đẹp, giá trị, sức sống của di sản trong thời điểm hiện tại. Những hình ảnh này mang lại cơ hội chiêm ngưỡng hình ảnh sống động, cuốn hút của những phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ hay các công trình kiến trúc cổ kính, tư liệu chứa đựng câu chuyện về lịch sử, văn hóa, tư tưởng của người Việt Nam.

Triển lãm 160 bức ảnh chụp di sản thế giới của Việt Nam - 2
Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh Phú Quốc (chấm đỏ). Ảnh: Google Maps.
None

Theo Zing

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn