Thu Lâm và lối văn đầy cuốn hút

Liên tiếp trong bốn năm (2019 – 2022), Thu Lâm - một người cầm bút không chuyên đã lần lượt trình làng tới năm tác phẩm văn xuôi với nhiều thể loại và bước đầu đã tạo ra cho mình một lối văn riêng.

Hai tập truyện ngắn Nước mắt đàn ông Say nắng đề cập tới vấn đề ngoại tình ở lứa tuổi trung niên. Truyện vừa Vũ điệu tình yêu, bàn về bí quyết để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Dạ khúc (tiểu thuyết) phản ánh về hiện tượng tự kỷ và sức mạnh của âm nhạc, của tình yêu thương trong việc chữa trị căn bệnh nan giải của thời đại. Tiểu thuyết Những người tôi yêu nâng đỡ con người đứng dậy sau những vấp ngã và tìm cách vượt qua bi kịch để đạt tới hạnh phúc. 

Đọc chúng trong một hệ thống, ta dễ dàng nhận thấy, văn xuôi Thu Lâm có chất giọng riêng. Chị có cách lựa chọn và xử lý đề tài khéo léo và vừa đủ, truyền thống mà hiện đại. Cốt truyện giản dị, giọng văn tự nhiên, nhân vật không có hai tuyến đối lập mà chỉ là những trí thức đã trải qua thời bao cấp: “Hiền hoà, hướng thượng, chân thành, giàu tình yêu thương, đức hy sinh” (Nguyễn An). Truyện được kể mạch lạc, theo dòng thời gian tuyến tính. Điểm nhìn nghệ thuật ở ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất và kết thúc thường có hậu.

Văn Thu Lâm vẫn là thứ văn đẹp, nhã, chuẩn mực, nhẹ nhàng, tinh tế một cách rất duyên. Ngay cả những đoạn mô tả cảnh yêu đương nồng cháy nhưng bạn đọc vẫn không hề có cảm giác dung tục, ngược lại vẫn thấy toát lên vẻ đẹp người cao quý.  Điều đó cho thấy khả năng xử lý rất cao tay của tác giả.  

Thu Lâm và lối văn đầy cuốn hút - 1

Nhà văn Thu Lâm

Năm 2021, tiểu thuyết Dạ khúc ra đời đã đưa chị chính thức trở thành hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Năm 2022 là tiểu thuyết Những người tôi yêu (viết tắt NNTY). 

Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật Tuyết Nga và Mạnh Dũng. Bố Tuyết Nga là nhà ngoại giao danh tiếng, mẹ là nhà báo. Gia đình cô nhiều năm làm việc, học tập sinh sống ở nước ngoài. Lớp 7, Nga về Việt Nam và học cùng Dũng, cậu bé con liệt sĩ gia cảnh rất khó khăn. Cha hy sinh từ khi em chưa chào đời, mẹ là công nhân nhà máy dệt, bệnh tật phải nghỉ mất sức. Thương mẹ, cậu thiếu niên thông minh và cá tính sớm tự bươn chải kiếm sống nhưng vẫn học rất giỏi, lại có tài chụp ảnh và đá bóng.

Thích Nga ngay từ lần đầu gặp mặt nhưng Dũng đâu dám ngỏ lời. Mãi đến năm học cuối đại học tại khoa báo chí chàng trai mới tạo được cơ hội tiếp cận Nga. Nhận ra tấm chân tình, nể phục, thương bạn, lại là mối tình đầu, Nga đã chấp nhận và đồng ý làm đám cưới. Nhưng sau khi bé Tuấn Tú ra đời, phần vì hoàn cảnh khó khăn, phần vì thiếu bản lĩnh, Dũng đã mắc sai lầm hết lần này đến lần khác nên Nga cương quyết chia tay, mang con vào Nam làm lại cuộc đời và có được một gia đình êm ấm. Trải qua bao quăng quật, vấp ngã, Dũng đã đứng dậy và xây dựng lại hạnh phúc ở một tỉnh miền núi phía Bắc địa đầu Tổ quốc, nơi cha anh đã hy sinh trong chiến tranh biên giới.

So với những tác phẩm trước, Những người tôi yêu đã có một bước đột phá, cách xử lý đề tài cao tay và chuyên nghiệp hơn; hiện thực phản ánh được mở rộng về nhiều phía, ôm chứa cả ba mảng đề tài: thế sự, đời tư, sử thi (lịch sử). Nhân vật được tác giả dụng công xây dựng nên sinh động, có da thịt và chiều sâu tâm lý hơn. Qua độ chênh giữa nội tâm và ngoại hiện, tác giả đã làm rõ được tính cách của Dũng - một cậu bé thông minh, tốt bụng, hiếu thảo, học giỏi, chăm làm, có tinh thần vượt khó và có không ít tài lẻ nhưng đâu khỏi những thiếu khuyết về nền tảng văn hoá với lối ứng xử đầy cảm tính. Bề ngoài, Dũng ngang tàng và cá tính: “… Nhưng bên trong là một trái tim nhân hậu dạt dào tình cảm (tr. 22).

Nhân vật của Thu Lâm được khắc họa rõ nét hơn còn do khả năng sử dụng đắc địa những chi tiết đắt giá, ám ảnh và giàu chất điện ảnh. Ví dụ như chi tiết: “ngón chân cái bị bong móng của Dũng” (tr 133);  chi tiết đôi bàn tay toát lên số phận của ba nhân vật nữ: bà Lý - mẹ Dũng, Thắm và Nga…

Thu Lâm và lối văn đầy cuốn hút - 2

Tiểu thuyết "Những người tôi yêu" của nhà văn Thu Lâm

Ngoài ra, việc sử dụng yếu tố ngẫu nhiên, khả năng dùng ngôn ngữ một cách linh hoạt, cách kết thúc có hậu cũng là những nét đặc sắc của văn Thu Lâm. Đặc biệt chị có khả năng huy động được tổng lực vốn văn hoá tinh thần phong phú, kết hợp nhuần nhuyễn với những trải nghiệm từ thực tiễn nên có được những đoạn văn hay với những câu văn rất đẹp như đoạn tả cánh đồng tam giác mạch, cảnh thác Ba Tầng; hay những đoạn tả những món đặc sản độc đáo của đồng bào miền núi phía Bắc như thắng cố, rượu nếp mềm môi, xôi ngũ sắc ngát hương… (tr 321, tr 322). Đó là những đoạn lấp lánh nhờ sự hàm ngậm những trầm tích văn hóa và khả năng kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống với ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật khác như: thơ ca, nhạc họa, điện ảnh và nhiếp ảnh.

Văn của Thu Lâm thường xuyên có những triết lý về số phận con người, nhưng triết lý rất nhẹ nhàng: “Con người không ai nói trước được điều gì. Hợp rồi lại tan. Biết có bao giờ tan lại hợp không” (tr 211); “cuộc sống vốn ngắn ngủi, đừng vội quyết định điều gì khi đang xúc động” (tr 382)…

Qua cái đẹp, bằng cái đẹp, những trang sách của chị đã nuôi dưỡng tâm hồn và bổ sung cho người đọc không ít kiến thức về nhiều lĩnh vực... Với tính hướng thiện và tính giải trí cao, những tác phẩm của Thu Lâm luôn mang đến cho độc giả cảm giác an yên và giúp họ thêm tin yêu cuộc sống.

Với kiến văn sâu rộng, với sự đam mê sáng tạo, Thu Lâm đã nhanh chóng hình thành cho mình một lối văn riêng đầy cuốn hút: đẹp và mang hơi thở của đời sống đương đại. Những trang văn của chị đã đáp ứng yêu cầu giải trí lành mạnh và những chức năng cốt yếu của văn chương muôn đời là nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ. 

Trần Thị Trâm

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về