Điểm nghẽn trong việc quảng bá, phát hành phim có sử dụng ngân sách nhà nước

Thời gian qua, việc phát hành, phổ biến phim có sử dụng ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn bởi các văn bản quy định còn chồng chéo, nghẽn hoặc thiếu những quy định riêng.

Đây là nhận định của bà Lý Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh trong Hội nghị giao ban đánh giá tình hình văn học, nghệ thuật và hoạt động của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương Qúy I năm 2024 chiều 5/4.

Điểm nghẽn trong việc quảng bá, phát hành phim có sử dụng ngân sách nhà nước - 1

Tại Hội nghị, các đại biểu đã dành thời gian thảo luận những vấn đề bất cập trong sản xuất và phổ biến phim sử dụng ngân sách nhà nước.

Trong 3 tháng đầu năm 2024, lĩnh vực điện ảnh được khán giả và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm với các bộ phim nổi lên trở thành “hiện tượng” như bộ phim điện ảnh tư nhân “Mai” và bộ phim sử dụng ngân sách nhà nước là “Đào, phở và piano”.

Tuy nhiên, việc phát hành, phổ biến phim sử dụng ngân sách nhà nước lại gặp nhiều khó khăn, bất cập. Dù có hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, song Luật Điện ảnh lại chưa quy định cụ thể đối với việc phát hành, phổ biến phim sử dụng ngân sách nhà nước hay phim nhập, phim sản xuất bằng nguồn xã hội hóa kết hợp ngân sách nhà nước.

Các nhà sản xuất tư nhân đã đầu tư nhiều tỷ đồng cho phát hành, trong khi đó, đơn giá đặt hàng của nhà nước chỉ chi nhiều nhất 100 triệu đồng cho việc quảng bá và tổ chức 1 buổi ra mắt phim.

Như vậy, hoàn toàn không có chi phí cho việc phát hành phim. Bà Lý Phương Dung cho biết: Kinh phí dành riêng cho công tác quảng bá, phát hành phim chưa được quy định.

Điểm nghẽn trong việc quảng bá, phát hành phim có sử dụng ngân sách nhà nước - 2

Bà Lý Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh cho rằng cần tiếp tục xây dựng chính sách đối với việc sản xuất, phổ biến phim có sử dụng ngân sách nhà nước.

Thực tế cho thấy, trước đây (trước 2011) việc phát hành, phổ biến phim do Nhà nước đặt hàng, tài trợ do Công ty Xuất nhập khẩu và phát hành phim Việt Nam thực hiện (Do Bộ VHTTDL Quyết định thành lập năm 1993, trước đây tên gọi là Quốc doanh Phát hành phim Trung ương).

Tuy nhiên Đơn vị này đã thực hiện Cổ phần hóa tháng 4/2011 và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, không thuộc quyền quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc phát hành, phổ biến phim sử dụng ngân sách nhà nước.

Điểm nghẽn trong việc quảng bá, phát hành phim có sử dụng ngân sách nhà nước - 3

Một số bộ phim sử dụng ngân sách nhà nước.

Đại diện Cục Điện ảnh đề nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan tham mưu, quản lý tiếp tục nghiên cứu xây dựng các chính sách, cơ chế để tạo hành lang pháp lý chắc chắn, không chồng chéo, hoặc mâu thuẫn với các quy định đã được ban hành; rà soát các quy định có liên quan để điều chỉnh hoặc phối hợp với các Bộ, ngành khác kiến nghị điều chỉnh để đảm bảo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thống nhất về quan điểm, chủ trương và thuận lợi khi áp dụng.

Trong đó cần bổ sung một số quy định để có cơ sở thực hiện nhiệm vụ như: Kết hợp sản xuất phim từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa; Phát hành, phổ biến phim nói chung, trong đó chú trọng phát hành, phổ biến phim có sử dụng ngân sách nhà nước (bao gồm cả sản xuất phim kết hợp nguồn xã hội hóa và nguồn ngân sách nhà nước); Quy định nguồn ngân sách cấp cho công tác quảng bá, phát hành, phổ biến phim có sử dụng ngân sách nhà nước.

Điểm nghẽn trong việc quảng bá, phát hành phim có sử dụng ngân sách nhà nước - 4

PGS. TS Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam đưa ra quan điểm về việc phổ biến phim có sử dụng ngân sách nhà nước.

PGS. TS Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam đồng thuận với các đề nghị của Cục Điện ảnh, ông chia sẻ thêm, trong Luật Điện ảnh có nói đến xã hội hóa nhưng từ khi Luật Điện ảnh (sửa đổi) bắt đầu có hiệu lực thì không đề cập đến vấn đề này, vì vậy đã tạo ra điểm nghẽn.

Theo ông, các phim được nhà nước đầu tư thường là những phim thực hiện nhiệm vụ chính trị kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, đa số các bộ phim đó không hướng đến tiêu chí giải trí mà hướng đến việc tuyên truyền và thực hiện các nhiệm vụ. Đó là những phim kén khách nhưng có nội dung tốt, để sản xuất phải qua rất nhiều khâu từ kiểm duyệt, thẩm định kịch bản cho đến chiếu phim.

Ngoài cơ sở chiếu bóng của Viện Phim Việt Nam, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia thì đa phần các rạp phim đều do tư nhân hoặc pháp nhân có vốn nước ngoài quản lý và họ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Khi phim của nhà nước đến với những rạp chiếu phim này, nếu không có chi phí thuê rạp, điện nước, phục vụ,… thì các rạp có thể không nhận chiếu phim, đây chính là điểm nghẽn lớn mà phim sử dụng ngân sách nhà nước gặp phải, PGS. TS Đỗ Lệnh Hùng Tú cho hay.

Nhưng theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, ở bộ phim “Đào, phở và piano” đã có sự khác biệt, đến nay phim đã được nhiều nhà phát hành, cụm rạp và Trung tâm Văn hóa Điện ảnh phổ biến trên phạm vi toàn quốc. Họ cũng đồng ý phát hành phim tại rạp của họ và hoàn toàn bộ doanh thu tiền vé về ngân sách nhà nước.

Điểm nghẽn trong việc quảng bá, phát hành phim có sử dụng ngân sách nhà nước - 5

“Đào, phở và piano” thu 20,8 tỉ đồng, theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông bộ phim hòa vốn.

Tuy nhiên, trung bình từ năm 2020 đến nay, mỗi năm Nhà nước đặt hàng 2 đến 3 phim truyện, 30 phim tài liệu, khoa học và gần 20 phim hoạt hình để phục vụ nhiệm vụ chính trị kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước từ nguồn ngân sách của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Các bộ phim này vẫn rất cần giải quyết điểm nghẽn khi đầu tư, mà theo PGS. TS Đỗ Lệnh Hùng Tú, nếu không có sự đầu tư cho quảng bá, phát hành phim thì không có sự đồng bộ, tác phẩm điện ảnh khó có thể đến với công chúng.

Điện ảnh là một lĩnh vực sôi động trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy nhiên theo đánh giá của Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội nghị thì việc triển khai, thực hiện nghiêm những quy định của Luật trong lĩnh vực điện ảnh thời gian qua còn những hạn chế như:

Một số phim gửi đi tham dự liên hoan phim ở nước ngoài khi chưa có giấy phép phân loại phim; tình trạng khán giả chưa đủ tuổi vào rạp xem không đúng quy định.

Việc sản xuất, phổ biến "phim ngắn" trên mạng tràn lan, thiếu kiểm soát, khai thác những chủ đề gây sốc, nhảm nhí, phản cảm để thu hút lượng tương tác.

Những video clip này được gắn mác phim ngắn, phim cực ngắn, ẩn chứa mối họa gây ảnh hưởng xấu cho khán giả, nhất là giới trẻ.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về