“Những bước chân hy vọng”: Hành trình giúp toàn xã hội trân quý tri thức

Trong hơn 15 năm qua, sự tiên phong của chương trình “Sách hóa nông thôn” và của người sáng lập ra nó - anh Nguyễn Quang Thạch đã giúp nhiều người Việt thức tỉnh trong việc nhìn nhận lại giá trị của văn hóa đọc trong cuộc sống hiện đại, tạo điều kiện cho trẻ em, thanh niên, người trưởng thành tiếp cận với sách nhất là ở khu vực nông thôn.

Câu chuyện thật của một con người thật

Những bước chân hi vọng bắt đầu từ tháng 2 năm 2015, khi anh Nguyễn Quang Thạch đi bộ từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh nhằm vận động hàng chục triệu người cũng như chính quyền hưởng ứng chương trình “Sách hoá nông thôn” do anh khởi xướng.

Đến nay, chương trình “Sách hoá nông thôn” nhờ sự bên chí, kiên trì của anh cùng với sự chung tay hành động của người Việt Nam trong và ngoài nước gồm cả khu vực dân sự và chính quyền,… đã tạo nên ít nhất 30.000 Tủ sách Phụ huynh/ Tủ sách Lớp em, Tủ sách Dòng họ, Tủ sách Giáo xứ… mang lại cơ hội nghe và đọc sách của nhiều trẻ em nông thôn.

“Những bước chân hy vọng”: Hành trình giúp toàn xã hội trân quý tri thức - 1

Nguyễn Quang Thạch, người miệt mài ”cõng sách về làng”. (Ảnh: Dân Việt)

Chương trình gặt hái được nhiều thành công nhưng cũng phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, tại buổi giao lưu “Hành trình Những bước chân hi vọng – chia sẻ về khuyến đọc, tự học và thực làm”, anh Nguyễn Quang Thạch cho biết, trong hành trình ấy, có những tủ sách thành công, nhưng cũng có nhiều tủ sách thất bại. Đó là lần anh đưa sách về một trường học nhưng hai tháng sau quay lại hai thùng sách vẫn nằm ở dưới chân cầu thang.

Hay khi làm “Tủ sách dòng họ” cũng vô cùng vất vả, những ngày cuối tuần anh phải đạp xe từ Vinh đến gặp các nhà văn, nhà báo để xin sách nhưng khi đưa về nông thôn cho người người dân đọc, sau một thời gian khi đọc xong thì tủ sách bị bỏ trống, thậm chí có tủ sách bị bỏ lên chuồng hươu,…

“Những bước chân hy vọng”: Hành trình giúp toàn xã hội trân quý tri thức - 2

Nguyễn Quang Thạch chia sẻ tại buổi giao lưu “Hành trình Những bước chân hi vọng – chia sẻ về khuyến đọc, tự học và thực làm”. (Ảnh: Huyền Thương)

Dù đứng trước những thất bại nhưng là một người có “tư duy của một người làm cách mạng”, cho nên tôi vẫn luôn hy vọng sẽ tạo ra một hệ thống mà ở đó hàng chục triệu người có thể cùng làm, tham gia được, anh Nguyễn Quang Thạch chia sẻ.

Từ thành công của chương trình “Sách hoá nông thôn” anh Nguyễn Quang Thạch tiếp tục khởi xướng chương trình “Tiếng anh hoá nông thôn” ở Việt Nam và vận động “Sách hoá nông thôn” ở Ấn Độ.

Anh cũng chia sẻ về động lực để anh thực hiện chương trình này ở Ấn Độ: Tháng 4/2016, tôi bị quỵ ngã và phải bò qua cầu ở Bình Tân trong hành trình đi bộ đến Cà Mau để sách về nông thôn nhanh hơn nữa. Eo đốt sống L5 bị gãy, tôi rơm rớm nước mắt vì ước mơ sang Ấn Độ làm tủ sách dường như tắt hẳn. Nhưng khi điều trị cột sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, một bạn gửi tôi phim về Stephen Hawking, xem phim, tôi thấy đôi tay trên xe lăn sẽ là sức mạnh giúp tôi đưa sách về nông thôn Ấn Độ nếu hai chân không thể bước.

“Những bước chân hy vọng”: Hành trình giúp toàn xã hội trân quý tri thức - 3

Tại buổi giao lưu anh Nguyễn Quang Thạch chia sẻ: “Làm tủ sách giống như đi buôn, lấy lãi nơi này, bù lỗ nơi kia nhưng sẽ mang lại tổng quá trình vẫn là lãi, hôm nay chúng ta đang ngồi đây là một trong những điều lãi của chương trình chúng tôi”. (Ảnh: Huyền Thương)

Hành trình của Nguyễn Quang Thạch khẳng định đó là những hành động xuất phát từ trái tim anh, cũng là một hành trình đầy gian khó và thử thách để thay đổi nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân trong xã hội đang hiểu sai và lệch lạc về chương trình, mô hình anh phát động.

Những bước chân – Những hy vọng

Cuốn sách “Những bước chân hy vọng” của tác giả Nguyễn Quang Thạch (nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam ấn hành) được anh ấp ủ trong nhiều năm, gồm những bài viết chia sẻ tâm tư, trăn trở của anh trên hành trình sách hóa nông thôn, cũng như nhiều bài viết về anh từng được đăng tải trên báo chí.

“Những bước chân hy vọng”: Hành trình giúp toàn xã hội trân quý tri thức - 4

Cuốn sách “Những bước chân hy vọng” của tác giả Nguyễn Quang Thạch.

Cá nhân tôi, với tham vọng tạo nên cuộc cách mạng thư viện dân sự ở Việt Nam, nhưng gọi tên “Sách hóa nông thôn” ở cấp chương trình, luôn ý thức được bản thân phải xung phong trên mọi mặt trận để tạo lực kéo và đẩy trong xã hội, nhằm vận động hàng chục triệu người cũng như chính quyền hành động đưa sách về nông thôn - anh Nguyễn Quang Thạch tâm sự trong cuốn sách “Những bước chân hy vọng”. 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương chia sẻ: Đọc cuốn sách này bạn đọc sẽ hiểu được tại sao anh Nguyễn Quang Thạch lại nung nấu ý nghĩ phải “sách hóa nông thôn Việt Nam”, tại sao anh lại quyết định bỏ công việc ổn định, thu nhập tốt để dấn thân toàn diện cho công việc truyền bá tri thức và khai trí. Bạn đọc cũng sẽ hiểu được những bước đường khó khăn, thất bại và thành công của anh khi biến những ý tưởng về tủ sách dòng họ, tủ sách hậu phương chiến sĩ, tủ sách lớp học, tủ sách giáo xứ… thành thực tiễn.

“Những bước chân hy vọng”: Hành trình giúp toàn xã hội trân quý tri thức - 5

Buổi giao lưu có sự tham dự của đông đảo độc giả, những người yêu sách. (Ảnh: Huyền Thương)

Trong cuốn sách “Những bước chân hy vọng”, tác giả Nguyễn Quang Thạch cũng ghi nhận chia sẻ của những nhân vật có ảnh hưởng trong và ngoài nước, trên phương diện khuyến đọc. Những câu chuyện về giáo dục, giá trị, và tác động, ảnh hưởng của việc đọc sách đến trẻ nhỏ...

Buổi giao lưu được tổ chức với mong muốn cùng những người có trách nhiệm với xã hội nhìn lại những gì mà chương trình Sách hóa nông thôn đã làm được, cùng chia sẻ câu chuyện tự học và thực làm, cùng anh suy nghĩ và hành động, thắp lên niềm hi vọng: giúp con trẻ có tri thức, toàn xã hội trân quý tri thức, văn minh và sáng tạo quốc gia sẽ được nuôi dưỡng và hiển hiện trong mỗi người, mỗi nhà, phố xá, cây hoa, và nơi xa trái đất trong tương lai.

Nguyễn Quang Thạch sinh 1975 tại Sơn Lễ, Hương Sơn, Hà Tĩnh, tốt nghiệp ngành tiếng Anh của Đại học Vinh. Anh Thạch dành 25 năm đeo đuổi hành trình đưa sách về nông thôn bằng nghiên cứu, thiết kế, ứng dụng các loại tủ sách cũng như vận động xã hội và chính sách.

Nguyễn Quang Thạch trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Vua Sejong về xóa mù chữ của UNESCO năm 2016 - một giải thưởng tôn vinh những người khai trí.

Chương trình “Sách hoá nông thôn Việt Nam” là phong trào xây dựng văn hóa đọc ở nông thôn được anh Nguyễn Quang Thạch khởi xướng từ năm 2007.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Việt kiều ở Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ

Việt kiều ở Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ

Do những điều kiện lịch sử cụ thể, nhiều thập kỷ qua, dân tộc ta luôn có một số lượng không nhỏ – với các nguyên nhân khác nhau – đã đến sống và lập nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới, được gọi chung là “Việt kiều”; trong đó, Việt kiều tại Pháp đã đóng vai trò đáng kể, góp phần vào thắng lợi của đất nước qua hai cuộc kháng chiến. Trên con đường

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn hội hoạ của cô bé 12 tuổi Nguyễn Đăng Vân Châu

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn hội hoạ của cô bé 12 tuổi Nguyễn Đăng Vân Châu

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ” nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu lịch sử dân tộc và phát huy vai trò của thanh – thiếu niên trong sáng tạo nghệ thuật.

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn

Hoạ sĩ - Đại tá Lê Huy Toàn là một trong những nghệ sĩ - chiến sĩ có công lớn trong việc ghi lại những khoảnh khắc dấu ấn của chiến tranh. Tác phẩm của ông chứa đựng những ý nghĩa cao đẹp, trong kháng chiến nó thổi bừng lên ngọn lửa nhiệt huyết trong lòng quân và dân ta, trong thời bình nó đem đến niềm xúc động to lớn cho những người được may mắn được sống trong hòa bình.