Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn

Hoạ sĩ - Đại tá Lê Huy Toàn là một trong những nghệ sĩ - chiến sĩ có công lớn trong việc ghi lại những khoảnh khắc dấu ấn của chiến tranh. Tác phẩm của ông chứa đựng những ý nghĩa cao đẹp, trong kháng chiến nó thổi bừng lên ngọn lửa nhiệt huyết trong lòng quân và dân ta, trong thời bình nó đem đến niềm xúc động to lớn cho những người được may mắn được sống trong hòa bình.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), công chúng lại có dịp được ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, cũng như ngắm nhìn vẻ đẹp của con người và thiên nhiên vùng núi Tây Bắc qua nét vẽ của họa sĩ, đại tá Lê Huy Toàn trong triển lãm “Họa sĩ Lê Huy Toàn – Ký ức Điện Biên”. Triển lãm diễn ra tới ngày 19/05/2024, tại Aqua Art số 44 đường Yên Phụ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 1

Không gian triển lãm.

Triển lãm trưng bày 70 bức tranh bao hàm cả giá trị nghệ thuật và ý nghĩa lịch sử với những ký hoạ về chiến trường đầy cam go khốc liệt, những tả thực về cuộc chiến khói lửa, tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân và dân ta. Có thể kể đến một số tác phẩm đặc sắc của ông về chiến dịch Điện Biên Phủ góp mặt tại đây như: Lịch sử Điện Biên Phủ dài 8m, Việt Nam anh hùng ca, Thắng 2 đế quốc to, Giờ phút lịch sử, Mừng chiến thắng Điện Biên Phủ

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 2

Tác phẩm "Điện Biên Phủ".

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 3

Tác phẩm "Mừng chiến thắng Điện Biên Phủ".

Người yêu nghệ thuật còn có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm chứa đựng vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng Tây Bắc như: Góc chợ Điện Biên, Trăng Điện Biên, Đèo Pha Đin, Cầu phao qua sông Đà, Hành quân qua Mai Châu,… Và lắng nghe những thông điệp nhân văn về hòa bình và thêm tự hào về một thế hệ cha ông đã anh dũng, quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 4

Tác phẩm "Góc chợ Điện Biên"

Bên cạnh đó, triển lãm còn trưng bày các đồ dùng cá nhân, bút, sổ ký hoạ phục vụ sáng tác thực tế tại chiến trường và các sản phẩm nghệ thuật khác của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn.

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 5

Trưng bày các đồ dùng cá nhân, bút, sổ ký hoạ,... của hoạ sĩ Lê Huy Toàn.

Những bức tranh được trưng bày tại triển lãm đã tái hiện lại từng giờ khắc oanh liệt và thiêng liêng của trận chiến, giúp người xem hiểu và thêm yêu quý, trân trọng sự hy sinh của những người anh hùng dân tộc như lời họa sĩ Huy Toàn đã từng nhắn nhủ: “Cuộc đời tôi vẽ đất nước, con người Việt Nam, trước hết cho các cháu thiếu nhi, thanh niên, các cụ già, cho đồng bào mình xem, hiểu được là tôi thấy hạnh phúc”.

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 6

Ông Lê Huy Tuấn - con trai hoạ sĩ Lê Huy Toàn (ngoài cùng bên phải) đang chia sẻ ý nghĩa của những tác phẩm hội hoạ của cha mình.

Lê Huy Toàn còn được gọi là hoạ sĩ của Điện Biên vì chiến dịch Điện Biên Phủ trở thành nguồn cảm hứng sáng tác không bao giờ cạn của ông. Người hoạ sĩ ấy đã làm sống dậy một Điện Biên Phủ bằng những bức tranh sơn dầu, ký họa, tem vẽ, truyện tranh cho thiếu nhi và đặc biệt là chính những trải nghiệm thực tế của mình tại nơi chiến trường.

Ông đã dùng con mắt và trái tim mình để thực hiện những bức tốc ký về từng giây phút trên chiến trường ngập tràn khói đạn và mùi thuốc súng, và rồi cũng từ đó ông đã ghi lại những hình ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, những người chiến sĩ với ý chí kiên cường và dũng cảm, một dân tộc đoàn kết, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 7

Hoạ sĩ Lê Huy Toàn.

Họa sĩ Lê Huy Toàn đã gắn bó cả cuộc đời mình với hội họa. Có những lúc ông quên ăn, quên ngủ để kịp ghi những cảm xúc của chính mình. Có lẽ bởi vậy mà mỗi tác phẩm của ông đều khiến người xem ấn tượng bởi những hình ảnh chân thực đến ngỡ ngàng như hình ảnh: áo trấn thủ, mũ nan tre, những đoàn xe đạp thồ vũ khí.

Tác phẩm của ông đã mang lại những xúc cảm mạnh mẽ, khiến người ta như được chứng kiến tận mắt những khó khăn gian khổ của đồng bào ta trong chiến tranh nhưng cũng được cùng hòa chung vào những giây phút hào hùng của lịch sử.

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 8

Công chúng yêu nghệ thuật tham quan triển lãm.

Ông tựa như dùng tất cả những “vốn liếng” nghệ thuật mà mình có để lan tỏa tình yêu hòa bình, yêu cái đẹp tới mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính và mọi dân tộc. Chính những trải nghiệm xương máu, chân thực là nguồn cảm hứng để ông sáng tác rất nhiều các tác phẩm mang tính chất tuyên truyền, tôn vinh tinh thần chiến đấu, gợi lên niềm tự hào dân tộc.

Một số tác phẩm được trưng bày tại triển lãm:

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 9

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 10

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 11

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 12

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 13

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 14

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 15

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn - 16

Hoạ sĩ Lê Huy Toàn sinh năm 1930 tại Vĩnh Phúc. Ông tham gia cách mạng năm 1946, nhập ngũ năm 1947. Là một người lính cách mạng, ông đã từng tham gia những chiến dịch lớn trong lịch sử dân tộc như: Chiến dịch giải phóng Biên giới năm 1950, chiến dịch Sầm Nưa năm 1953, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Miền Nam năm 1975,…

Trong suốt cuộc đời mình, ông dành được rất nhiều thành tựu và khen thưởng như: 2 huân chương Chiến công hạng 3; Huân chương chống Pháp hạng nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất; Huy chương vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam năm 2000; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam năm 2000,… 

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

“Tôi nợ cuộc đời này cả những thương đau”

“Tôi nợ cuộc đời này cả những thương đau”

Chiến tranh đã lùi rất xa. Cuộc đời đã sang một trang khác. Con người cũng đã chuyển sang một trạng thái tinh thần khác. Nhưng dư ba của chiến tranh thì chưa hề ngưng trong mỗi tâm hồn. Cuộc sống mới với sự ồn ào, náo nhiệt cần có của dựng xây, kiến thiết, nhưng cũng cần có những giây phút bình yên như mặt biển “vùi sâu dưới đáy những gì đau thương” (“Biển hát chiều nay” - Hồn