CEO cầm lái tàu lặn mất tích khi thám hiểm xác tàu Titanic từng nói về nỗi sợ lớn nhất 

Người sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) công ty sở hữu tàu lặn mất tích, từng nói rằng nỗi sợ lớn nhất của bản thân là bị mắc kẹt dưới đáy biển.

CEO cầm lái tàu lặn mất tích khi thám hiểm xác tàu Titanic từng nói về nỗi sợ lớn nhất  - 1

Ông Stockton Rush là người đưa 4 người khác xuống đáy biển tham quan xác tàu Titanic vào ngày 18/6/2023.

Stockton Rush, 61 tuổi, CEO công ty OceanGate Expeditions, là một trong số 5 người có mặt trong tàu lặn mất tích từ ngày 18/6. Ông Rush được cho là người cầm lái đưa 4 người khác xuống đáy biển tham quan xác tàu Titanic.

Lực lượng tuần duyên Mỹ và Canada đang gấp rút tìm kiếm tàu lặn mất tích, giải cứu ông Rush và 4 người khác trước khi oxy cung cấp cho tàu cạn kiệt vào khoảng 6 giờ tối ngày 22/6 (giờ Việt Nam).

Trả lời trên tờ CBS News của Mỹ vào mùa hè năm 2022, ông Rush nói rằng nỗi sợ lớn nhất của bản thân là bị mắc kẹt trong tàu lặn dưới biển.

"Điều tôi lo lắng nhất là những thứ có thể ngăn tôi nổi lên mặt nước. Những vật cản, chướng ngại vật hay lưới đánh cá chẳng hạn", ông Rush nói.

CEO cầm lái tàu lặn mất tích khi thám hiểm xác tàu Titanic từng nói về nỗi sợ lớn nhất  - 2

Cần điều khiển tàu lặn thực chất là một tay cầm chơi game.

Nhưng ông khi đó nói rằng, những trở ngại như vậy là có thể tránh được. "Điều đó phụ thuộc vào kỹ thuật, kỹ thuật điều khiển", ông Rush nói. "Ví dụ như chủ động tránh vật cản, đừng lại gần nơi có lưới".

Ông Rush cũng nói rằng, lặn xuống biển bằng tàu lặn không phải là điều gì đó "quá nguy hiểm". "Ý tôi là, nếu muốn an toàn 100% thì tốt nhất nằm yên trong nhà, đừng ra khỏi giường", ông Rush chia sẻ. "Đến một lúc nào đó, chúng ta vẫn phải đối mặt với rủi ro. Tôi nghĩ rằng tôi vẫn có thể khám phá đáy biển một cách an toàn".

Hôm 18/6, CEO OceanGate Expeditions trực tiếp lái tàu chở các doanh nhân giàu có xuống đáy biển khám phá xác tàu Titanic. 4 người khác tham gia chyến thám hiểm gồm tỷ phú người Anh Hamish Harding, doanh nhân Pakistan Shahzada Dawood cùng con trai Suleman và cựu chỉ huy hải quân Pháp Henri Nargeolet.

Trong những năm qua, vấn đề an toàn của tàu lặn đã nhiều lần được nhắc tới. Con tàu cũng nhiều lần gặp sự cố, nhưng trước đây đều có thể nổi lên mặt nước an toàn.

"Tôi không thể không cảm thấy lo ngại khi có rất nhiều bộ phận của tàu được tạo ra theo cách chắp vá, ngẫu hứng", phóng viên người Mỹ David Pogue nói.

CEO cầm lái tàu lặn mất tích khi thám hiểm xác tàu Titanic từng nói về nỗi sợ lớn nhất  - 3

Không gian bên trong tàu lặn mất tích.

Năm 2022, khi Pogue có mặt trên tàu mẹ, một nhóm du khách lặn xuống biển bằng tàu lặn. Nhưng có trục trặc giữa chừng khiến kế hoạch tham quan xác tàu Titanic bị hủy bỏ. Tàu lặn khi đó vẫn nổi lên mặt nước an toàn.

Công ty OceanGate sau đó cam kết sẽ đưa du khách tham quan xác tàu Titanic trong một chuyến đi khác và khẳng định không thu thêm chi phí.

Năm 2019, OceanGate cũng thừa nhận rằng tàu lặn của công ty chưa được cấp chứng nhận an toàn, cho rằng việc chờ cấp chứng nhận là "quá trình kéo dài và rất mất thời gian". Công ty khẳng định tiêu chuẩn an toàn mà công ty tự đặt ra là đủ để vận hành con tàu, theo Daily Mail.

Hoàng Anh - Daily Mail

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.