Đào được thanh kiếm 3.000 năm tuổi, kinh ngạc vì điều phi thường

Thanh kiếm hơn 3.000 năm tuổi còn nguyên vẹn được tìm thấy trong quá trình khai quật ở phía nam nước Đức, nhà chức trách cho biết.

Đào được thanh kiếm 3.000 năm tuổi, kinh ngạc vì điều phi thường - 1

Thanh kiếm với chuôi hình bát giác.

Văn phòng bảo tồn các di tích lịch sử bang Bavaria (BLfD) ngày 16/6 thông báo, thanh kiếm thời đồ đồng được tìm thấy trong quá trình khai quật ở vùng Nördlingen. Quá trình đánh giá ban đầu cho thấy thanh kiếm có niên đại từ thế kỷ 14 trước Công nguyên.

Các bức ảnh được công bố cho thấy thanh kiếm hơn 3.000 năm tuổi vẫn còn nguyên vẹn, sáng loáng như mới với phần chuôi kiếm có màu xanh ngọc.

Thanh kiếm có chuôi hình bát giác, được tìm thấy trong ngôi mộ có ba hài cốt, bao gồm một đàn ông, một phụ nữ và một bé trai. Ngoài thanh kiếm, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều đồ tạo tác bằng đồng. Hiện chưa rõ 3 người này có mối quan hệ như thế nào với nhau.

Đào được thanh kiếm 3.000 năm tuổi, kinh ngạc vì điều phi thường - 2

Thanh kiếm 3.000 năm tuổi vẫn còn sáng loáng.

Giáo sư Mathias Pfeil, người đứng đầu BLfD, nói: “Chúng tôi hiện vẫn đang đánh giá các thanh kiếm và những gì bên trong ngôi mộ chôn cất 3 người trên. Nhưng có thể nói rằng tình trạng nguyên vẹn của thanh kiếm này là điều phi thường. Phát hiện kiểu như thế này là rất hiếm có”.

Các nhà khảo cổ cho biết, thanh kiếm này là vũ khí thực sự chứ không phải vật để trưng bày. “Kết cấu thanh kiếm cho thấy nó được chế tạo với mục đích dùng để chém”, tuyên bố của các nhà nghiên cứu ở Đức cho biết.

Hoàng Anh - CNN, The Guardian

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hiểu đúng về Tiết Thanh minh trong “Truyện Kiều”

Hiểu đúng về Tiết Thanh minh trong “Truyện Kiều”

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có đoạn miêu tả khung cảnh sinh hoạt của con người trong lễ tảo mộ và hội Đạp thanh (hội dẫm lên cỏ xanh) dịp tiết Thanh minh. Trong đoạn này có nhiều chi tiết gây tranh cãi về cách hiểu.

Mấy kỷ niệm với chàng Đăng Bẩy

Mấy kỷ niệm với chàng Đăng Bẩy

Không nhớ lần đầu tiên gặp gỡ và quen biết Đăng Bẩy như thế nào nữa. Gặp ở đâu, với ai, ấn tượng đầu tiên thế nào. Bây giờ chịu bó tay chấm com như cánh dân mạng hay viết. Nhưng biết chắc một điều rằng khi tôi còn đang lang thang ở Nga làm luận văn Phó tiến sĩ, thì Đăng Bẩy đã nổi như cồn ở Việt Nam. Chàng đã công bố bản dịch truyện vừa “Ra đi không trở lại” của V. Byko

Đa dạng các hoạt động văn hóa tại phố cổ Hà Nội trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Đa dạng các hoạt động văn hóa tại phố cổ Hà Nội trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sĩ tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại Đình Kim Ngân, Trung tâm Văn hoá nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ,…

Những câu thơ biết thức

Những câu thơ biết thức

Anh bạn cùng học ngành luật hẹn gặp, vui vẻ khoe vừa mới nghỉ hưu và đưa tôi tập thơ anh cũng kịp cho xuất bản. Nhìn qua đã thấy đẹp và trang nhã như cái “tít” của nó: Thái Hưng - “Đi qua mùa thu” - Nxb Hội Nhà văn 2024. Tôi có cảm giác nhẹ nhàng, đây là tập thơ tình chăng?