Động thái lạ của Mỹ ở Ấn Độ liên quan đến tàu Nga, bị New Delhi từ chối

Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Mumbai từng gửi thư trực tiếp tới cơ quan Cảng vụ thành phố vào tháng trước, yêu cầu không cho phép các tàu Nga cập cảng vì lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột Ukraine, báo Ấn Độ Economic Times ngày 12.7 tiết lộ.

Động thái lạ của Mỹ ở Ấn Độ liên quan đến tàu Nga, bị New Delhi từ chối - 1

Cảng biển Mumbai, Ấn Độ. Ảnh minh họa.

Theo truyền thông Ấn Độ, Cảng vụ thành phố Mumbai nhận thấy đây là yêu cầu khác thường, liền gửi văn bản tới Tổng cục Hàng hải và đề nghị Bộ Ngoại giao hướng dẫn.

Sau khi xem xét, giới chức Ấn Độ quyết định bác đề nghị của Tổng lãnh sự quán Mỹ. Ấn Độ cho rằng, việc có cấm các tàu Nga cập cảng hay không là vấn đề liên quan đến chủ quyền và lợi ích của nước này.

Derek J Grossman, chuyên gia đến từ tập đoàn RAND, tổ chức chuyên hỗ trợ nghiên cứu và phân tích cho quân đội Mỹ, nói: “Dường như Washington đã thay đổi chiến thuật trong vấn đề gây sức ép với New Delhi. Thay vì liên hệ với giới chức Ấn Độ ở New Delhi, Tổng lãnh sự quán Mỹ lại gửi thư tới Cảng vụ Mumbai. Dĩ nhiên, New Delhi đã phát hiện ra điều này. Đây là bước đi không khôn ngoan từ Washington”.

Theo Economic Times, Tổng lãnh sự quán Mỹ giải thích đề nghị "cấm cửa" tàu Nga chỉ mang tính chất trao đổi riêng tư. Nhưng nguồn tin ngoại giao Ấn Độ cho biết, đề xuất như vậy không phải là vấn đề riêng tư và cũng không cần thiết.

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Ấn Độ đã nhiều lần bị Mỹ “nhắc nhở” vì tích cực mua dầu của Nga với giá chiết khấu.

New Delhi cho rằng, lượng dầu nhập khẩu này chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng nhu cầu của đất nước. Giới chức Ấn Độ cũng khẳng định vẫn tiếp tục mua dầu giá rẻ của Nga vì lợi ích quốc gia.

Theo số liệu chính thức, Ấn Độ nhập khẩu 740.000 thùng dầu mỗi ngày từ Nga trong tháng 5, cao hơn đáng kể so với mức 284.000 thùng dầu mỗi ngày trong tháng 4 và 34.000 thùng dầu mỗi ngày trong cùng kỳ năm ngoái.

Ấn Độ và Trung Quốc đã mua dầu, khí đốt và than đá của Nga với tổng trị giá lên tới 24 tỉ USD trong 3 tháng kể từ xung đột ở Ukraine.

Trong đó, Ấn Độ chi 5,1 tỉ USD, gấp 5 lần mức chi trong cùng kì năm ngoái, theo thống kê của Bloomberg.

Đăng Nguyễn - News18

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.