GS Đặng Đình Áng - cây đại thụ của ngành Toán học Việt Nam qua đời

GS Đặng Đình Áng- vị giáo sư toán học có nhiều đóng góp cho ngành Toán học Việt Nam vừa qua đời lúc 10h ngày 29/8, hưởng thọ 94 tuổi.

GS Đặng Đình Áng sinh năm 1926 tại Hà Tây. Năm 1953, ông sang Mỹ du học tại ĐH Kansas, học bổng Fulbright, năm 1955, ông tốt nghiệp Kỹ sư Hàng không với một giải thưởng của Viện Hàng không học Mỹ. Năm 1957, ông đậu bằng Master tại ĐH CalTech, một năm sau đó, ông nhận bằng Tiến sĩ về Toán cơ học tại Học viện kỹ thuật California và giảng dạy ở đó 2 năm.

Trở về Việt Nam 1960, ông đảm nhận Trưởng ban Toán học tại Trường ĐH Khoa học Sài Gòn (nay là Trường Đại học Khoa học tự nhiên) cho đến năm 1975. Bắt tay vào việc cải tổ đào tạo ĐH, hiện đại hoá chương trình dạy toán, cải tổ cách thi "đánh đố" cũ vốn đã có lúc đánh trượt gần hết 300 sinh viên chứng chỉ Math Géné (Toán học Đại cương). Lúc bấy giờ tất cả giáo sư ngành toán đều là người Pháp. Năm 1965, ông mở chứng chỉ "Toán học thâm cứu" cho bậc sau cử nhân để nâng cao trình độ sinh viên và hướng đi vào nghiên cứu sớm.

Năm 1980, ông được nhà nước phong danh hiệu Giáo sư, trong đợt phong giáo sư đầu tiên sau 1975 cùng giáo Giáo sư Hoàng Tuỵ, Phan Đình Diệu.

GS Đặng Đình Áng - cây đại thụ của ngành Toán học Việt Nam qua đời - 1 Giáo sư Toán học Đặng Đình Áng

Về các công bố, GS Đặng Đình Áng có hơn 130 bài báo trong lĩnh vực giải tích phi tuyến và cơ học được công bố trên các tạp chí toán học trong và ngoài nước. Ông là tác giả của 6 sách chuyên đề trong giải tích và cơ học, trong đó có 1 quyển với tác giả nước ngoài do NXB khoa học Springer (Đức) xuất bản.

Là người đã đóng góp đúng 46 năm liền không mệt mỏi cho ngành toán học nước nhà, GS Đặng Đình Áng là người được giới toán học thế giới công nhận như một nhà toán học uy tín của Việt Nam trong chuyên ngành của mình.

GS còn là người kết nối Việt Nam với năm châu, hướng dẫn và cùng hướng dẫn chung với các GS nước ngoài cho nghiên cứu sinh Việt Nam; và qua GS Áng, nhiều GS nước ngoài đã tham dự các hội nghị toán học tại Việt Nam; GS đã đào tạo được rất nhiều nghiên cứu sinh thành đạt đang làm việc trong và ngoài nước (trong đó có ba người con của ông).

Không chỉ biết đến trong lĩnh vực toán học, GS Đặng Đình Áng còn rất tài hoa trong lĩnh vực âm nhạc. GS từng hoà nhạc giao lưu văn hoá với Viện Goethe tại Sài Gòn từ năm 1973 và sau này vẫn tiếp tục. Với ông, âm nhạc vừa là sự say mê, vừa là cầu nối văn hoá giao lưu với cộng đồng và thế giới.

Theo VTC

None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Ngôi nhà cũ của gia đình nằm trong diện giải tỏa và được đền bù hơn 3,4 tỷ đồng. Vì biết rõ ngôi nhà đó là tài sản của bố dượng từ trước khi mẹ tôi tái hôn, nên tôi hoàn toàn không có ý định đụng đến khoản tiền này. Chồng tôi cũng rất hiểu chuyện, chưa từng một lần gợi ý tôi phải tranh giành gì.

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Có lẽ không một loài hoa nào ăn sâu vào đời sống tinh thần của Nhân dân ta như hoa sen. Bao nhiêu thơ văn, cả bác học lẫn bình dân đã ngợi ca hoa sen, cả hội họa, kiến trúc, bao nhiêu vùng quê, bao nhiêu cơ sở, bao nhiêu vật phẩm, bao nhiêu người lấy hoa sen làm tên… Hoa sen tồn tại trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống văn hóa của dân tộc như một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truy

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Trong một đời người, đã bao giờ bạn có được một chuyến du ngoạn ở một cảnh sắc sơn thủy hữu tình bằng trên một chuyến đò để được cảm nhận một cảnh sắc đất Việt, được hòa nhịp thở vào chốn bồng lai, rồi hoài niệm về lịch sử của cảnh sắc đó, mảnh đất đó trong sừng sững lịch sử của Việt Nam chúng ta.