Ông Biden cam kết gửi thêm binh sĩ, chiến đấu cơ, tàu chiến Mỹ đến châu Âu

Mỹ sẽ có sự mở rộng quân sự lớn nhất ở Châu Âu trong nhiều thập kỷ gần đây, bao gồm cả sự hiện diện quân đội thường trực ở Ba Lan - đảo ngược thỏa thuận mà NATO đã ký với Nga năm 1997. 

Ông Biden cam kết gửi thêm binh sĩ, chiến đấu cơ, tàu chiến Mỹ đến châu Âu - 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết tăng cường hiện diện quân sự ở Châu Âu. Ảnh: The News Glory

Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 29/6 cam kết sẽ bổ sung thêm binh sĩ, chiến đấu cơ và tàu chiến Mỹ tới Châu Âu trong bối cảnh NATO nhất trí tăng cường các biện pháp răn đe lớn nhất kể từ chiến tranh Lạnh để đáp trả chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.  

"Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện ở châu Âu và đối phó với những thay đổi của môi trường an ninh cũng như tăng cường an ninh tập thể của khối", ông Biden nói trong cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 29/6 tại hội nghị thượng đỉnh thường niên của NATO ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha. 

Theo ABC News, một trong số những thay đổi là sẽ có một đơn vị đồn trú thường trực của binh sĩ Mỹ ở Ba Lan. Thay đổi này đảo ngược thỏa thuận mà NATO ký kết với Nga năm 1997, trong đó đôi bên không được đóng lực lượng vũ trang lâu dài ở khu vực biên giới.

Ông Biden còn cam kết gửi 2 phi đội máy bay F35 tới Anh, một số tàu chiến tới Tây Ban Nha, thêm nhiều hệ thống phòng không khác tới Đức và Ý. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn muốn đưa thêm vũ khí tới vùng Baltic và thêm binh sĩ Mỹ tới Romania. 

Số binh sĩ Mỹ ở Châu Âu dự kiến sẽ tăng lên mức 100.000 người kể từ mốc 80.000 người ở thời điểm cuối tháng 2 năm nay. 

"Chúng tôi tăng cường hiện diện để chứng tỏ rằng, nếu một quốc gia NATO bị tấn công, cả khối sẽ không ngồi yên", ông Biden nói. 

Theo Reuters, Thủ tướng Ý Mario Draghi không đánh giá cao mối đe dọa về một cuộc đối đầu vũ trang giữa NATO và Nga. Ông Draghi nói: "Không có nguy cơ leo thang quân sự. Dĩ nhiên, chúng tôi luôn phải sẵn sàng nhưng hiện chưa có nguy cơ xảy ra đối đầu quân sự". 

Tổng thư ký NATO Stoltenberg hoan nghênh cam kết của ông Biden. 

"Động thái này thể hiện vai trò lãnh đạo quyết đoán và sức mạnh của nước Mỹ trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương", ông Stoltenberg nói, đồng thời cảm ơn ông Biden "vì đã dành sự ủng hộ cho khối cũng như hỗ trợ Ukraine. 

Sự hiện diện của binh sĩ Mỹ ở Châu Âu vẫn còn kém xa so với thời chiến tranh Lạnh - khi số binh sĩ Mỹ ở Châu Âu trung bình là khoảng 300.000 người. Theo ABC News, việc tăng cường hiện diện quân sự Mỹ ở Châu Âu lúc này báo hiệu một sự tập trung mới vào an ninh Châu Âu.  

Nguyễn Thái - Theo Reuters, ABC News

Tin liên quan

Tin mới nhất

Chờ thị trường lao dốc để mua cổ phiếu giá rẻ giống “người làm nghề tang lễ đang chờ đợi một trận dịch cúm”

Chờ thị trường lao dốc để mua cổ phiếu giá rẻ giống “người làm nghề tang lễ đang chờ đợi một trận dịch cúm”

Warren Buffett, nhà đầu tư huyền thoại, luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư dài hạn thay vì chờ đợi thị trường lao dốc để mua cổ phiếu giá rẻ. Vậy tại sao Buffett cho rằng việc chờ đợi thị trường sụp đổ là vô ích và cách nào tốt hơn để đạt được thành công tài chính?

Kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ thăm Đền Hùng 19/9/1954 - 19/9/2024: Từ Đền Hùng còn vang vọng mãi lời Bác dạy

Kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ thăm Đền Hùng 19/9/1954 - 19/9/2024: Từ Đền Hùng còn vang vọng mãi lời Bác dạy

Phú Thọ, đất Tổ Hùng Vương, miền đất lịch sử văn hóa, nơi cội nguồn dân tộc Việt Nam. Sinh thời, trên cương vị Chủ tịch nước, dù bận trăm ngàn công việc nhưng Bác Hồ luôn dành cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ nói chung, Khu di tích Đền Hùng nói riêng những tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. Trong 9 lần về Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần tới thăm Đền Hùng. Lần nào c