Sửa bếp, vô tình phát hiện báu vật gần 400 năm tuổi

Nhờ ý định cải tạo căn bếp, chàng trai vô tình phát hiện bức phù điêu gần 400 năm tuổi có “ý nghĩa tầm quốc gia”.

Sửa bếp, vô tình phát hiện báu vật gần 400 năm tuổi - 1

Hình vẽ trên bức phù điêu (ảnh: CNN)

Trong khi phải dọn ra khỏi nhà và chờ sửa bếp, Luke Budworth, 29 tuổi, được những người thợ thông báo phát hiện vật lạ trong nhà, CNN hôm 21/3 đưa tin.

“Tôi nhận được cuộc gọi từ những người thợ. Họ hỏi rằng tôi có biết về một bức phù điêu ở sau tủ bếp không”, Budworth nói với CNN.

Budworth sống trong một căn ở thành phố York (Anh) cùng người bạn đời Hazel Mooney, 26 tuổi.

Khi Budworth trở về nhà, bức phù điêu đã bị tủ bếp mới che lại. Những người thợ sửa bếp chỉ cho anh xem ảnh chụp.

Xem ảnh, Budworth nghi ngờ rằng ở mặt bên kia của bức tường cũng có thể có phù điêu.

“Chúng nằm đối xứng nhau”, Budworth nói.

Suy đoán của Budworth là chính xác. Anh và những người thợ gỡ một tấm ốp tường và phát hiện bức phù điêu thứ 2.

“Tấm ốp được sơn trùng với màu tường. Qua kiểm tra, tôi biết nó rỗng”, Budworth nói.

Sửa bếp, vô tình phát hiện báu vật gần 400 năm tuổi - 2

Bức phù điêu thứ 2 được phát hiện trên tường phòng ngủ của Budworth (ảnh: CNN)

Theo Budworth, cả 2 bức phù điêu đều có kích thước khoảng 2,7m x 1,4m.

“Những bức phù điêu này có trước cả căn nhà. Nói cách khác, căn nhà này được xây dựng xung quanh một bức tường có sẵn”, Budworth nói.

Historic England – tổ chức nghiên cứu lịch sử và bảo quản cổ vật nước Anh – cho biết, bức phù điêu trên tường nhà Budworth được tạo ra từ những năm 1635. Chúng có giá trị nghệ thuật rất cao nhưng bị hao mòn do thời gian.

Historic England đã hướng dẫn Budworth cách bảo quản 2 bức phù điêu.

“Chúng tôi đã in bản sao của 2 bức phù điêu với độ phân giải cao và che đi bức phù điêu thật”, Budworth nói.

Theo Guardian, hình vẽ trên 2 bức phù điêu mô tả một cảnh trong cuốn sách Emblems (xuất bản năm 1635) của nhà thơ lừng danh người Anh Francis Quarles. Tờ báo báo Anh nhận định, 2 bức phù điêu trong nhà Budworth là báu vật có “ý nghĩa tầm quốc gia”.

“Hy vọng câu chuyện của tôi có thể truyền cảm hứng, khiến nhiều người bắt đầu tò mò trên tường nhà mình”, Budworth chia sẻ.

Chính Pháp – CNN, Guardian

Tin liên quan

Tin mới nhất

Lan tỏa tiếng nói của những người làm nghệ thuật về bảo vệ môi trường

Lan tỏa tiếng nói của những người làm nghệ thuật về bảo vệ môi trường

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, sáng 5/6, Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật “Một rừng cây, một đời người”. Đây là tiếng nói từ trái tim của những người làm nghệ thuật nhằm lan tỏa thông điệp cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường - ngôi nhà chung của Trái đất.

Họa sĩ Huỳnh Phương Đông: Vẻ vang bằng tài năng

Họa sĩ Huỳnh Phương Đông: Vẻ vang bằng tài năng

Họa sĩ Huỳnh Phương Đông có tên khai sinh là Huỳnh Công Nhãn, sinh ngày 22.4.1925 tại Bình Hòa - Gia Định, nguyên quán Kế An - Kế Sách tỉnh Sóc Trăng. Học tại Trường Mỹ nghệ Thực hành Gia Định (École des Arts Appliqués de Gia-Dinh - Tuyển vào năm 1941) và Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (1957-1963). Ông là họa sĩ - chiến sĩ tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Cách chăm sóc da đẩy lùi đốm đen

Cách chăm sóc da đẩy lùi đốm đen

 Như đã nói, có một sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải có thể góp phần tạo ra các đốm đen — và khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi bạn mắc phải chúng. 

Tầm vóc văn hóa Hồ Chí Minh dưới góc nhìn UNECO

Tầm vóc văn hóa Hồ Chí Minh dưới góc nhìn UNECO

Nhà văn Ôxíp Manđenxtam trong bài “Thăm một chiến sĩ Quốc tế Cộng sản - Nguyễn Ái Quốc” trên tạp chí Ogoniok, số 39, ngày 23-12-1923 đã viết: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”. Dự cảm của Nhà văn Manđenxtam đã đúng khi hơn nửa thế kỷ sau, năm 1987, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã được UNECO công nhậ