Thủ tướng Ba Lan: EU "mệt mỏi" với các lệnh trừng phạt Nga

Nhà lãnh đạo Ba Lan cho biết chính phủ nước này liên tục báo cho EU về "các lỗ hổng mà Moscow tận dụng để giảm tác động từ các lệnh trừng phạt của khối". 

Thủ tướng Ba Lan: EU "mệt mỏi" với các lệnh trừng phạt Nga - 1

Theo Thủ tướng Ba Lan, có "những lỗ hổng mà Nga đang tận dụng để giảm tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây". Ảnh: DZ

Theo đài RT, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 25/3 cho biết, EU đang "mệt mỏi" với các lệnh trừng phạt Moscow và "ngày càng vơi dần sự ủng hộ trong khối về việc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt kinh tế với Nga". 

Phát biểu trên đài phát thanh RMF của Ba Lan, ông Morawiecki nói rằng chính phủ nước này liên tục báo cho EU về "các lỗ hổng mà Nga sử dụng để giảm tác động từ các lệnh trừng phạt", đồng thời "đề xuất" với khối về mục tiêu của các đợt trừng phạt tiếp theo. 

Trước khi vấn đề về các đợt trừng phạt tiếp theo trở lại chương trình nghị sự của EU trong những tuần tới, ông Morawiecki thừa nhận rằng "hiện tại, có ít sự sẵn sàng và hứng thú trong khối với việc tăng cường các biện pháp trừng phạt với Moscow".

Tuy nhiên, Thủ tướng Ba Lan muốn thúc đẩy EU có nhiều biện pháp trừng phạt hơn nhằm vào Nga. Ông Morawiecki nói với đài RMF rằng đợt trừng phạt thứ 11 nên bao gồm các biện pháp hạn chế với kim cương Nga và tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước Nga Rosatom. 

Estonia, Latvia, và Lithuania, 3 nước thành viên EU, đều ủng hộ việc trừng phạt nhằm vào Rosatom. Tuy nhiên, một thành viên EU khác là Hungary sẽ không ủng hộ việc này vì phụ thuộc vào uranium của Nga. Hồi tháng 1, Thủ tướng Hungary từng tuyên bố "không để năng lượng hạt nhân Nga bị đưa vào phạm vi trừng phạt" của EU. 

EU đã áp đặt 10 đợt trừng phạt kinh tế với Nga kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự tại Ukraine vào tháng 2/2022. Các lệnh trừng phạt này nhằm vào dầu khí và hầu hết các mặt hàng của Nga. Nhiều quan chức Nga và người thân của họ cũng bị đưa vào danh sách đen. 

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Nga dự báo sẽ tăng trưởng nhanh hơn Đức, bất chấp các lệnh trừng phạt. Trước đây, Đức từng là cường quốc kinh tế của EU. Trong khi đó, châu Âu đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng năng lượng và chật vật với lạm phát kỷ lục. Tại Ba Lan, tỷ lệ lạm phát lên tới 18,4% trong tháng 2 - mức cao nhất kể từ năm 1996. 

Lâm Nhã Du - RT

Tin liên quan

Tin mới nhất

Lan tỏa tiếng nói của những người làm nghệ thuật về bảo vệ môi trường

Lan tỏa tiếng nói của những người làm nghệ thuật về bảo vệ môi trường

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, sáng 5/6, Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật “Một rừng cây, một đời người”. Đây là tiếng nói từ trái tim của những người làm nghệ thuật nhằm lan tỏa thông điệp cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường - ngôi nhà chung của Trái đất.

Họa sĩ Huỳnh Phương Đông: Vẻ vang bằng tài năng

Họa sĩ Huỳnh Phương Đông: Vẻ vang bằng tài năng

Họa sĩ Huỳnh Phương Đông có tên khai sinh là Huỳnh Công Nhãn, sinh ngày 22.4.1925 tại Bình Hòa - Gia Định, nguyên quán Kế An - Kế Sách tỉnh Sóc Trăng. Học tại Trường Mỹ nghệ Thực hành Gia Định (École des Arts Appliqués de Gia-Dinh - Tuyển vào năm 1941) và Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (1957-1963). Ông là họa sĩ - chiến sĩ tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Cách chăm sóc da đẩy lùi đốm đen

Cách chăm sóc da đẩy lùi đốm đen

 Như đã nói, có một sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải có thể góp phần tạo ra các đốm đen — và khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi bạn mắc phải chúng. 

Tầm vóc văn hóa Hồ Chí Minh dưới góc nhìn UNECO

Tầm vóc văn hóa Hồ Chí Minh dưới góc nhìn UNECO

Nhà văn Ôxíp Manđenxtam trong bài “Thăm một chiến sĩ Quốc tế Cộng sản - Nguyễn Ái Quốc” trên tạp chí Ogoniok, số 39, ngày 23-12-1923 đã viết: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”. Dự cảm của Nhà văn Manđenxtam đã đúng khi hơn nửa thế kỷ sau, năm 1987, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã được UNECO công nhậ