Giới và Phát triển – Chọn con đường nhân văn để kiến tạo tương lai

Khi công bằng xã hội trở thành khát vọng và phát triển bền vững là mục tiêu - ngành Giới và Phát triển là nơi bạn bắt đầu hành trình kiến tạo khác biệt.

Ngành Giới và Phát triển tại Học viện Phụ nữ Việt Nam không chỉ là ngành học, mà là sứ mệnh của những người trẻ muốn tạo nên sự thay đổi. Được Bộ Giáo dục & Đào tạo cấp phép từ năm học 2015–2016, đây là ngành duy nhất tại Việt Nam đào tạo cử nhân về lĩnh vực này.

Sinh viên ngành Giới và phát triển được trang bị kiến thức liên ngành – từ phân tích giới, lồng ghép giới, xây dựng và quản lý dự án phát triển đến truyền thông, vận động chính sách và giải quyết các bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực: từ chính trị, kinh tế, gia đình đến biến đổi khí hậu. Chuẩn đầu ra còn gắn với trách nhiệm xã hội, khả năng tự chủ cùng kỹ năng ngoại ngữ tin học đáp ứng chuẩn quốc gia.

Giới và Phát triển – Chọn con đường nhân văn để kiến tạo tương lai - 1

Giảng viên và sinh viên ngành Giới và phát triển tham gia Diễn đàn liên thế hệ: “Phụ nữ và Bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới”

Môi trường năng động – từ giảng đường đến thực tế

Tại VWA, sinh viên không chỉ học lý thuyết mà được thực hành ngay trên giảng đường. Các bạn sẽ là những thành viên, là đại diện tiểu biểu trong các phong trào và Dự án: Thủ lĩnh của sự thay đổi; Thanh niên hành động vì Bình đẳng giới và Phát triển bền vững; Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới, thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới…. Chắc chắn còn rất nhiều những hoạt động, chương trình, phong trào, dự án khác đang đón chờ như: Câu lạc bộ “Thanh niên hành động vì bình đẳng giới và phát triển bền vững”, CLB Sinh viên Dân tộc thiểu số, các cuộc thi sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới, hoạt động truyền thông, tình nguyện và dự án cộng đồng – nơi rèn luyện kỹ năng thực tế, kỹ năng lãnh đạo và truyền thông xã hội.

Giới và Phát triển – Chọn con đường nhân văn để kiến tạo tương lai - 2

Giảng viên và sinh viên ngành Giới và phát triển tham gia Hội thảo tổng kết Dự án Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới, thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam

Học song ngành – hai tấm bằng, gấp đôi cơ hội

Một điểm mạnh nổi bật tại VWA là khả năng học song ngành: từ năm thứ 2, sinh viên có thể đăng ký thêm ngành như Luật, Công tác xã hội, Quản trị kinh doanh... và sau 5 năm, sẽ sở hữu 2 bằng đại học – nền tảng vững vàng cho sự nghiệp đa dạng và năng động của bạn.

Giới và Phát triển – Chọn con đường nhân văn để kiến tạo tương lai - 3

Cử nhân Phạm Hải Anh (giữa) SV K10 Giới và Phát triển tốt nghiệp song ngành Luật

Cơ hội học bổng & hợp tác quốc tế đa dạng

Trường có mạng lưới hợp tác rộng: Đại học Quốc gia Chonnam (Hàn Quốc), Niagara (Mỹ), Ochanomizu (Nhật), Macerata (Ý), Đài Loan, Úc… qua đó mở ra học bổng ngắn và dài hạn cho sinh viên. Đặc biệt, ngành Giới và phát triển đã được đào tạo ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như: Mỹ, Canada, Anh, Úc, New Zealand, Hồng Kong (Trung Quốc), Thái Lan,...cơ hội du học của các bạn sinh viên và cử nhân luôn rộng mở.

Việc làm rộng mở – đóng góp cho xã hội

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ quan như Vụ Bình đẳng giới, Hội LHPN Việt Nam, các cấp chính quyền; trong tổ chức chính trị – xã hội; NGO, viện nghiên cứu; hoặc trở thành chuyên gia tư vấn, điều phối dự án phát triển, nhân viên CSR, giảng viên nghiên cứu... với tư duy toàn cầu và trách nhiệm với cộng đồng

Đội ngũ giảng viên & sách giáo khoa chuyên ngành

Khoa có đội ngũ giảng viên tốt nghiệp từ các trường quốc tế danh tiếng như New Zealand, Anh, Úc, Hà Lan, và giảng viên thỉnh giảng là các GS, PGS có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực giới và phát triển

Khoa chủ biên nhiều tài liệu chuyên môn, giáo trình như “Giới trong Kinh tế và Quản trị” (2021), “Giới trong Chính sách công” (2022), “Giới và Môi trường” (2024); tổ chức và tham gia nhiều dự án do UN Women, Liên minh Châu Âu, Care International… tài trợ. Nhờ đó, các bạn sinh viên cũng được học tập, rèn luyện trong môi trường học thuật đa dạng nhưng chuyên sâu và có những thành quả khoa học ấn tượng ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường.

Giới và Phát triển – Chọn con đường nhân văn để kiến tạo tương lai - 4

Nhóm sinh viên K8 Giới và Phát triển, đạt giải Nhì sinh viên NCKH cấp Bộ

Hãy chọn Giới và Phát triển – trở thành người trẻ nhân văn, hành động và thay đổi

Nếu bạn mong muốn một ngành học:

- Mang sứ mệnh vì công bằng, quyền con người và phát triển bền vững,

- Học tập trong môi trường năng động & toàn cầu,

- Có cơ hội sở hữu 2 bằng đại học chỉ sau 5 năm,

- Nhận học bổng quốc tế & khuyến khích học tập,

- Cơ hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế…

… thì hãy đến với ngành Giới và Phát triển – Học viện Phụ nữ Việt Nam. Đây không chỉ là ngành học, mà là hành trình kiến tạo giá trị cho bản thân và cộng đồng.

Thông tin tuyển sinh ngành Giới và Phát triển năm 2025

- Mã ngành: 7310399

- Mã trường: HPN

- Chỉ tiêu: 120

- Tổ hợp xét tuyển: A00, C00, D01, D14, D15

Các phương thức xét tuyển linh hoạt:

- Xét tuyển thẳng (Mã 301)

- Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 (Mã 100)

- Xét học bạ THPT (Mã 200)

- Xét kết quả thi đánh giá năng lực ĐHSP Hà Nội (Mã 402)

- Các phương thức khác (Mã 500)

Khoa Giới và Phát triển – Học viện Phụ nữ Việt Nam

gioivapt_gad@vwa.edu.vn |

0936 359 095 / 0987 786 523

www.facebook.com/gioivaphattrien

https://hvpnvn.edu.vn

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhận diện về một bút pháp truyện ngắn (Đọc “Ngón mưa”, tập truyện ngắn của Nguyệt Chu, NXB Văn học, quý II năm 2025)

Nhận diện về một bút pháp truyện ngắn (Đọc “Ngón mưa”, tập truyện ngắn của Nguyệt Chu, NXB Văn học, quý II năm 2025)

Nguyệt Chu thuộc thế hệ nhà văn lứa tuổi 8x. Chị đang là giáo viên dạy Ngữ văn trường THPT Chuyên Sơn Tây, Hà Nội. Nguyệt Chu xuất hiện trên văn đàn đến nay đã hơn chục năm. Lần lượt là các tập truyện ngắn: “Người canh giữ phù dung”, NXB Văn học, 2017; “Chiếc khăn của mẹ”, NXB Văn học, 2019; “Mùi thời gian”, NXB Quân đội nhân dân, 2019. “Ngón mưa” là tập truyện ngắn thứ 4 củ

Truyện cổ tích: Vua Ếch

Truyện cổ tích: Vua Ếch

Một hôm, quả cầu vàng tung lên lại không rơi vào tay nàng mà rơi trượt xuống đất rồi lăn thẳng xuống giếng nước...