Phát triển thương hiệu điểm đến du lịch xanh Việt Nam để tăng cường thu hút khách quốc tế
Ngày 26/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức thành công “Diễn đàn Dịch vụ logistics hàng không cho phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam: Mở rộng thu hút du lịch khách quốc tế đến và quay trở lại Việt Nam”. Chương trình hân hạnh có sự đồng hành của Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex.
Khung cảnh Diễn đàn
Tại diễn đàn, các đại biểu đã chia sẻ rất nhiều thông tin hữu ích về nội dung Logistic du lịch. Năm 2024 ngành hàng không nước ta đã đạt lại được mức phát triển của năm 2019 – vốn được xem là đỉnh cao của ngành trước khi bước vào giai đoạn suy thoái do đại dịch Covid-19. Theo đó, tính đến 15/12, sản lượng vận chuyển quốc tế đạt khoảng hơn 41 triệu lượt hành khách, tăng 27% so với năm 2023, trong đó các hãng bay nội địa chiếm đến 42% thị phần. Tỉ lệ lấp đầy của các chuyến bay đạt 80%...
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Vũ Quốc Trí – Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Việt Nam chia sẻ về Chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến năm 2030. Trong đó, quan điểm chủ đạo là Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh. Mục tiêu là đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, nội dung về quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 bao gồm mục tiêu năm 2025 là du lịch Việt Nam phấn đấu đón từ 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa; Đóng góp trực tiếp 8 - 9% trong GDP.
Ông Vũ Quốc Trí – Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn
Ông cho rằng cần đẩy mạnh tăng cường liên kết trong kinh doanh du lịch để mang lại nhiều hiệu quả tích cực hơn như liên kết, phối hợp, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi với doanh nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực khác; Liên kết với các hãng Hàng không của Việt Nam; Kết nối với các doanh nghiệp vận chuyển du lịch đường bộ; Xây dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp vận chuyển đường sắt, đường thuỷ; Liên kết kinh doanh giữa các lĩnh vực hoạt động khác nhau trong ngành Du lịch, như: lữ hành, lưu trú, ăn uống và các dịch vụ du lịch khác.
Thông qua Diễn đàn, các đại biểu cũng chia sẻ rất nhiều thông tin hữu ích và kỳ vọng sẽ góp một tiếng nói nhằm hiện thực hoá mục tiêu đề ra đến năm 2030 ngành du lịch nước ta thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.
Bình luận