Bộ GD&ĐT phê duyệt tài liệu điều chỉnh 'sạn' sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều

(Arttimes) - Bộ GD&ĐT đồng ý với phương án điều chỉnh nội dung ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1- bộ Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM đề xuất.

Văn bản mới đây của Bộ GD&ĐT gửi Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM nêu rõ, sau chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt 1 (Hội đồng thẩm định) đã rà soát tổng thể nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - bộ Cánh Diều, xem xét phản ánh của dư luận, tổ chức đối thoại với tác giả và nhà xuất bản để thống nhất nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, tổ chức thẩm định bản mẫu.

Căn cứ hồ sơ đề nghị thẩm định của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM và báo cáo kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, Bộ GD&ĐT cho phép nhà xuất bản được điều chỉnh nội dung ngữ liệu sách theo bản mẫu "Tài liệu điều chỉnh ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều".

So với tài liệu nhà xuất bản đăng tải hôm 14/11 để xin ý kiến, tài liệu được Bộ phê duyệt có một số điểm khác.

Bộ GD&ĐT phê duyệt tài liệu điều chỉnh 'sạn' sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều - 1 Những ngữ liệu được điều chỉnh

Về ngữ liệu bài đọc, có 12 "bài đọc thay thế" cho 12 bài bị cho là không phù hợp trong sách giáo khoa. Ở lần xin ý kiến, chỉ có 11 bài đọc trong danh sách này và được đề là "bài đọc bổ sung" chứ không phải "thay thế". Ở phần điều chỉnh từ ngữ, 14 trang sách có từ được điều chỉnh. 

Bộ GD&ĐT yêu cầu Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM cung cấp tài liệu này đến cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh tiểu học đang sử dụng sách giáo khoa môn Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều đảm bảo kịp thời, thuận tiện cho người sử dụng.

None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Triển lãm tranh “Won Chang Lee Ju Reem” tại Việt Nam

Triển lãm tranh “Won Chang Lee Ju Reem” tại Việt Nam

Nghệ Sĩ Lee Ju Reem – một tài năng hội họa, thư pháp và thi ca của Hàn Quốc. Từ ngày 28/12/2024 - 01/1/202 tại Việt Nam, ông sẽ tổ chức triển lãm tranh cá nhân với mong muốn giới thiệu các tác phẩm của mình đến công chúng; mở ra cơ hội giao lưu giữa hai nền văn hóa Việt – Hàn thông qua góc nhìn của ngôn ngữ nghệ thuật tranh thư pháp, tranh thủy mặc.