Dòng chảy liên tục của phong trào “Thi đua ái quốc”

“Lời kêu gọi Thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 11/6/1948; Súng ngắn Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Anh hùng Quân đội Nguyễn Thị Chiên tại Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc tháng 5/1952; chiếc quạt giấy Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng ông Hoàng Đạo Thúy, Tổng Bí thư Ban vận động Thi đua ái quốc Trung ương năm 1948;… là ba trong số các hiện vật quý tại Trưng bày "Thi đua ái quốc - Ươm những mầm xanh".

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” (11/6/1948 - 11/6/2023), sáng 9/6, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày hơn 200 tài liệu, hiện vật với chủ đề “Thi đua ái quốc - Ươm những mầm xanh”.

Đến dự Lễ khai mạc Trưng bày có ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; TS. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia; Nhà sử học Dương Trung Quốc;…

Dòng chảy liên tục của phong trào “Thi đua ái quốc” - 1

Toàn cảnh Lễ khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thi đua ái quốc - Ươm những mầm xanh”. (Ảnh: Huyền Thương).

Phát biểu khai mạc trưng bày, TS. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết, cách đây 75 năm, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn gay go, quyết liệt, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” nhằm kêu gọi toàn dân tích cực thi đua diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, làm cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành công.

Dưới ánh sáng tư tưởng của Người về thi đua yêu nước, trải qua những chặng đường nối tiếp với những tên gọi, nội dung và hình thức biểu hiện khác nhau, phong trào thi đua yêu nước phát triển theo một dòng chảy liên tục, góp phần quan trọng làm nên những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn bảy thập kỷ qua.

Dòng chảy liên tục của phong trào “Thi đua ái quốc” - 2

Các đại biểu cắt băng khai mạc. (Ảnh: Huyền Thương)

Từ Thi đua ái quốc

Dòng chảy liên tục của phong trào “Thi đua ái quốc” - 3

Không gian trưng bày. (Ảnh: Huyền Thương)

Phần 1 của Trưng bày với chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào Thi đua ái quốc” đã giới thiệu một số hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự các đại hội thi đua yêu nước; đại hội các cấp, ngành; Sự quan tâm, động viên, khích lệ của Bác đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua ái quốc.

Tại đây cũng trưng bày các văn bản, thư, bút tích… của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân phong trào thi đua ái quốc. Cùng với hình ảnh, nội dung 10 đại hội thi đua yêu nước.

Dòng chảy liên tục của phong trào “Thi đua ái quốc” - 4

Một số hình ảnh tại Trưng bày. (Ảnh: Huyền Thương)

Hưởng ứng “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết một lòng, đem hết sức mình tham gia kháng chiến và kiến quốc thành công.

Từ đó, phong trào thi đua đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng qua các thời kỳ, trong các tầng lớp nhân dân và các lực lượng vũ trang, với nhiều nội dung phong phú và hình thức sinh động, góp phần quan trọng, động viên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dòng chảy liên tục của phong trào “Thi đua ái quốc” - 5

Chiếc quạt giấy Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng ông Hoàng Đạo Thúy, Tổng Bí thư Ban vận động Thi đua ái quốc Trung ương năm 1948. (Ảnh: Huyền Thương)

Đến với phần 2 “Thi đua là yêu nước - Yêu nước thì phải thi đua” công chúng sẽ được ngắm nhìn các nhóm hình ảnh, tài liệu về các phong trào thi đua yêu nước nổi bật ở 3 miền Bắc - Trung – Nam; hiện vật của các đơn vị anh hùng, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua qua hai cuộc kháng chiến; thời kỳ đổi mới và một số hình ảnh nổi bật của các địa phương thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước cũng được trưng bày trong phần này.

Dòng chảy liên tục của phong trào “Thi đua ái quốc” - 6

Cờ thưởng luân lưu Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng quân và dân quân khu Việt Bắc quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược. (Ảnh: Huyền Thương)

Dòng chảy liên tục của phong trào “Thi đua ái quốc” - 7

Hũ gạo kháng chiến Phụ nữ Ngân Sơn (Bắc Cạn) (trái) và Hũ gạo nuôi quân gia đình chị Vinh ở Cổ Đô, Quốc Oai, Hà Tây (phải) hưởng ứng phong trao "Hũ gạo cứu đói" do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động trong thời kỳ chồngs thực dân Pháp. (Ảnh: Huyền Thương)

Đến ươm những mầm xanh

Với tinh thần “Khát vọng - Tiên phong - Đoàn kết - Bản lĩnh - Sáng tạo”, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò là những chủ nhân tương lai của đất nước. Tiếp nối thế hệ cha anh, thanh, thiếu niên Việt Nam hôm nay không ngừng học tập, trau dồi tri thức, tích cực rèn luyện thể chất với tinh thần “Khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, ra sức thi đua lập nhiều thành tích.

Dòng chảy liên tục của phong trào “Thi đua ái quốc” - 8

Sa bàn "Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ" được làm từ vật liệu tái chế. (Ảnh: Huyền Thương)

Tại phần 3 “Khát vọng tuổi trẻ - Ươm những mầm xanh” giới thiệu nhóm hình ảnh về các thanh, thiếu niên trên cả nước, từ biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, đến thành phố có những đóng góp tích cực trong phong trào thi đua yêu nước.

Trong đó nổi bật là một số hình ảnh, hiện vật của nhóm Sài Gòn Xanh (TP. Hồ Chí Minh) với phong trào bảo vệ môi trường; nhóm hình ảnh, hiện vật - đồ dùng, giáo cụ trực quan sinh động trong dạy và học, sản phẩm sáng tạo của học sinh, giáo viên (Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội) được làm từ những vật dụng tái chế; phim về Bác Hồ với phong trào thi đua yêu nước (do VTV cung cấp); hình ảnh, clip ghi hình hoạt động các phong trào thi đua yêu nước của tuổi trẻ.

Dòng chảy liên tục của phong trào “Thi đua ái quốc” - 9

Vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Oanh tại khu trưng bày phần 3 “Khát vọng tuổi trẻ - Ươm những mầm xanh”. (Ảnh: Huyền Thương)

Dịp này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng tiếp nhận một số hiện vật đặc biệt như "Máy ảnh và bản thảo sách viết về phong trào thi đua nghìn việc tốt" của Anh hùng lao động, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Thìn; "Bộ đồ tập thể thao" gắn với thành tích 4 huy chương Vàng tại SEA Games 32 của Vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Oanh.

Những hiện vật này cũng được trưng bày trong phần 3 "Khát vọng tuổi trẻ - Ươm những mầm xanh", theo Ban tổ chức, đây là nét mới so với trưng bày về chủ đề "Thi đua ái quốc" của các năm trước.

Dòng chảy liên tục của phong trào “Thi đua ái quốc” - 10

Anh hùng lao động, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Thìn chia sẻ với các bạn trẻ về các hiện vật quý giá của mình. (Ảnh: Huyền Thương)

Chia sẻ với phóng viên về ý nghĩa của Trưng bày chuyên đề “Thi đua ái quốc - Ươm những mầm xanh”, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, hình thức thi đua đã xuất hiện ngay từ thời xa xưa khi cha ông ta đứng trước những thử thách lớn như phải đắp đê chống lũ, chống giặc ngoại xâm và thi đua trở thành phong trào, được thực hiện bài bản thì người có công đặt nền móng là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Trong thời đại hiện nay, tôi rất mong muốn tinh thần thi đua này bắt nguồn từ các bạn trẻ, mong rằng thế hệ trẻ sẽ học lại từ những bài học của lịch sử để vận dụng phù hợp với thời đại chúng ta đang sống”, nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Dòng chảy liên tục của phong trào “Thi đua ái quốc” - 11

Công chúng thăm quan Trưng bày. (Ảnh: Huyền Thương)

Trưng bày chuyên đề “Thi đua ái quốc - Ươm những mầm xanh” góp phần khẳng định vị trí, vai trò và tác dụng của phong trào thi đua yêu nước trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam. Đồng thời là những minh chứng sống động, khơi dậy tinh thần thi đua trong mỗi con người Việt Nam, góp phần dựng xây Tổ quốc, ươm những mầm xanh vì sự nghiệp phát triển đất nước ngày càng văn minh, giàu mạnh.

Dòng chảy liên tục của phong trào “Thi đua ái quốc” - 12

Trưng bày cũng thu hút đông đảo bạn trẻ đến thăm quan, học hỏi. (Ảnh: Huyền Thương)

Trưng bày “Thi đua ái quốc - Ươm những mầm xanh” mở cửa từ ngày 9/6/2023 đến ngày 9/8/2023 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Tết, dẫu ngày thường không hay rượu thì, chí ít mỗi người dù già trẻ, gái trai, đều có thể nâng một ly rượu thơm nồng mừng xuân, mừng năm mới. Người ta nói đến “văn hóa rượu”, vì rượu là một trong những phát minh quan trọng của loài người (nhiều ý kiến còn cho là sau việc phát minh ra lửa!?). Muốn cảm nhận được cái nhã thú của văn hóa rượu, thiết nghĩ có một cách, hãy tìm đ