Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý Dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

Ngày 19-7, bà Nguyễn Lan Hương Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã chủ trì hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và Dự thảo nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý Dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo - 1

Bối cảnh diễn ra Hội nghị

Tổng kết quá trình thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162

Sau hơn 5 năm thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162 của Chính phủ đã góp phần bảo đảm an ninh chính trị, an ninh tôn giáo và an toàn xã hội. Tình hình tôn giáo ổn định, các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng được quan tâm và giải quyết đúng qui định, các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, lợi dụng tôn giáo để trục lợi, gây rối an ninh trật tự đều được ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi để các chức sắc, tín đồ thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đưa sinh hoạt tôn giáo đi vào nề nếp, phù hợp với pháp luật; Đồng thời, động viên mọi chức sắc tín đồ sống "Tốt đời, đẹp đạo", "Phụng sự Tổ quốc và Dân tộc", góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Thành phố tạo sự đồng thuận và ổn định trong xã hội.

Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý Dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo - 2

Cần thiết điều chỉnh các quy định về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp thực tiễn

Tuy nhiên trong qua trình triển khai thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là thực hiện Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã phát sinh những tình huống chưa phù phợp với thực tế dẫn đến nhiều vướng mắc, nảy sinh mâu thuẫn và tiềm ẩn nguy cơ gây mất đoàn kết. Điều đó, đòi hỏi cần có sự thay đổi để hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhằm điều chỉnh các quy định cho phù hợp với thực tiễn.

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 162/2017/NĐ-CP

Dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo gồm 6 chương, 33 điều, 61 biểu mẫu. Nghị định bổ sung 12 điều, sửa đổi 10 khoản, bãi bỏ 1 khoản. Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo có 4 chương, 51 điều.

Dự thảo nghị định thay thế cơ bản giữ phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP gồm: Quy định chi tiết thi hành 8 nội dung và một số biện pháp thi hành quy định của luật thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ. Trong từng điều khoản cụ thể, dự thảo nghị định đã tập trung sửa đổi một số quy định chi tiết thi hành theo hướng cụ thể hơn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

PGS.TS Đỗ Lan Hiền, Viện trưởng Viện nghiên cứu tín ngưỡng tôn giáo nhấn mạnh: "Việc sửa Luật này là điều hết sức hợp lý, Chính phủ và cơ quan Nhà nước, tôn giáo luôn luôn lắng nghe để có những sửa đổi, theo hướng mở rộng, tạo điều kiện hơn nữa cho các tổ chức tôn giáo trong sinh hoạt và hoạt động tôn giáo".

Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý Dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo - 3

PGS.TS Đỗ Lan Hiền, Viện trưởng Viện nghiên cứu tín ngưỡng tôn giáo phát biểu tại Hội nghị

PGS.TS Đỗ Lan Hiền cho biết Luật Tín ngưỡng tôn giáo có nhiều bất cập nhưng không phải lúc nào cũng sửa được ngay, do đó hơn 4 năm qua, chúng ta đã tổng kết và đi đến kết luận Luật không sửa mà thay vào đó là Nghị định. Từ đó "gỡ" những điểm nghẽn, bất cập của Luật, những điểm chưa hợp lý của Luật khi đi vào đời sống tôn giáo, để cơ quan, Nhà nước tôn giáo thực thi.

Dự thảo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

Về việc góp ý dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, PGS.TS Đỗ Lan Hiền cho rằng, cần quan tâm đến hiệu lực thi hành, tính nghiêm minh của Luật; Hạn chế tối đa từ điều khoản này phải tham chiếu sang điều khoản khác, luật khác…

Theo mục sư Nguyễn Hữu Mạc, Hội trưởng Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) đối với vấn đề này cần nghiên cứ thêm ý kiến từ các nhà khoa học cũng như các nhà tín ngưỡng tôn giáo, nếu thấy Nghị định chưa hợp lý thì cần thời gian điều chỉnh, ban hành…

2 nghị định quan trọng cần thiết phải bổ sung

11 ý kiến phát biểu tại hội nghị đều thống nhất cần thiết phải bổ sung 2 nghị định trên và khẳng định các nghị định không trái với những luật khác. Đồng thời, các đại biểu đã hệ thống hóa một cách logic, khoa học những vấn đề liên quan đến lý luận về sự cần thiết phải ban hành nghị định thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Các đại biểu cũng chỉ ra những bất cập trong quá trình thực hiện Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, qua đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung và thay thế một số điều phù hợp, sát với thực tế nhưng vẫn bảo đảm đúng theo quy định của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, sâu sắc của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Các ý kiến tại hội nghị thể hiện sự đồng thuận và ủng hộ của các tổ chức tôn giáo đối với chính quyền các cấp trong việc triển khai chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, hệ thống một cách logic khoa học các vấn đề liên quan đến lý luận và sự cần thiết của hai Nghị định.

Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý Dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo - 4

Bà Nguyễn Lan Hương Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến để báo cáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố mong muốn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên chủ động hơn nữa trong công tác mở rộng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong phương thức hoạt động, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức tôn giáo, qua đó tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Khơi dậy sức sáng tạo của đội ngũ sáng tác trẻ

Khơi dậy sức sáng tạo của đội ngũ sáng tác trẻ

Sáng 28/11, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) phối với hợp Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng sáng tác trẻ”. NSND Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn; Nhà thơ Trần Hữu Việt, Trưởng Ban Nhà văn trẻ