Nhớ thương chợ phiên

(Arttimes) - Tham gia những buổi chợ phiên của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao là một cách để bạn hiểu toàn diện hơn về văn hoá, phong tục tập quán và đời sống của đồng bào.

Tôi đã từng rong ruổi đến nhiều chợ phiên ở rẻo cao xứ Tây Bắc để ngất ngây với men rượu ngô, men lá mềm môi, đắm mình bên những chảo thắng cố thơm nồng, rồi bị ngợp mắt với những hàng thổ cẩm, váy áo rực rỡ sắc màu của thiếu nữ vùng cao. Hơn hết ở đó còn có một không khí thật ấm cúng của cộng đồng, hình ảnh lũ trẻ con quây quần bên bếp lửa hồng rực, nồi nước dùng sôi ùng ục, bốc hơi béo ngậy, các chảo mỡ rán bánh kêu xèo xèo trước ánh mắt thòm thèm của trẻ em vùng cao; những cô gái người Mông, Dao, Hoa, Giáy, Lô Lô mắt ướt mượt trong sương, leng keng vòng bạc xuống chợ. Các chàng trai cưỡi ngựa xuống núi, mang theo sáo, khèn để hẹn hò và trao gửi yêu thương... Mỗi chợ phiên là cả một kho tàng văn hóa, từ chợ phiên Bắc Hà (Lào Cai), Cốc Pài, Đồng Văn cho đến Quản Bạ, Yên Minh, Ma Lé, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang... Tất cả đều thể hiện những bản sắc văn hóa rất đậm đà và thật khó quên.

Nhớ thương chợ phiên - 1

Người Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) xuống núi đi chợ phiên

Các mặt hàng đồng bào mang đến chợ phiên chủ yếu là nông sản, sản vật  do bàn tay đồng bào làm ra từ rau, ngô, gạo, rượu ngô, mật ong, thổ cẩm, lợn, gà... đến trâu, bò và các đồ dùng thủ công khác, thậm chí chỉ vài bó củi, bó rau những sản phẩm giản dị, đời thường nhưng mọi người vẫn háo hức, mong chờ và hội tụ về phiên chợ mỗi tháng chỉ họp đôi ba lần. Những thứ mà đồng bào mua về là các đồ dùng sinh hoạt khác được chuyển từ miền xuôi lên...

Nhớ thương chợ phiên - 2 Nhớ thương chợ phiên - 3

Bán lợn cắp nách ở chợ Đồng Văn (Hà Giang)

Điều đặc biệt và cũng khác với những phiên chợ vùng xuôi là người ta đến chợ thường chỉ để mua bán, còn với đồng bào rẻo cao chợ là nơi để mọi người giao lưu, gặp gỡ, để uống rượu, thổi khèn và ăn thắng cố, phụ nữ trưng diện những bộ trang phục đẹp, các chàng trai khoe tài trong những âm điệu réo rắt, vang ngân của tiếng sáo, tiếng khèn nghe tha nhiết...

Nhớ thương chợ phiên - 4 Nhớ thương chợ phiên - 5

Mua bán ở chợ Ma Lé, xã Lũng Cú

Nhớ thương chợ phiên - 6

Uống rượu tại chợ phiên Đồng Văn

Nhớ thương chợ phiên - 7

Du khách tham quan chợ Bắc Hà, Lào Cai

Nhớ thương chợ phiên - 8

Một khu riêng dành cho người dân mua, bán trâu ở chợ Bắc Hà

Nhớ thương chợ phiên - 9

Trẻ em theo mẹ đến chợ phiên Yên Minh, Hà Giang

None

Đông Khánh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về