Phát huy vai trò của truyền thông, báo chí trên lĩnh vực Quyền con người

Nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kỹ năng viết bài, sáng 7/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về Quyền con người năm 2024.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo và chuyên viên các Sở Thông tin và Truyền thông khu vực phía Bắc; cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, thông tin, báo chí – xuất bản thuộc thành phố Hà Nội; các phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Phát huy vai trò của truyền thông, báo chí trên lĩnh vực Quyền con người - 1

Quang cảnh Hội nghị.

Hội nghị là một trong những nhiệm vụ thường xuyên do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về Quyền con người với mong muốn thông qua các kiến thức, kỹ năng, sự hiểu biết và các hoạt động nghiệp vụ, các phóng viên, biên tập viên, các cán bộ làm công tác quản lý lĩnh vực thông tin và truyền thông có thể truyền tải thông tin đến các tầng lớp nhân dân trong xã hội, góp phần nâng cao hiểu biết và nhận thức của toàn xã hội.

Hội nghị tập trung trao đổi về các quan điểm, chính sách pháp luật về Quyền con người và thành tựu về quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam; nhận diện, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về tự do ngôn luận, tự do báo chí, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực Quyền con người; phát huy vai trò của truyền thông, báo chí trên lĩnh vực Quyền con người ở Việt Nam hiện nay.

Phát huy vai trò của truyền thông, báo chí trên lĩnh vực Quyền con người - 2

Hội nghị tập trung trao đổi về các quan điểm, chính sách pháp luật về Quyền con người và thành tựu về quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Quyền con người là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng và xác định công tác tuyên truyền về Quyền con người là nhiệm vụ chính trị và là trách nhiệm thường xuyên của cả hệ thống chính trị, trước mắt và lâu dài.

Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương mới nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, Đảng viên và nhân dân để mọi người nhận thức sâu sắc hơn quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Quyền con người. Bên cạnh đó, Hiến pháp và các văn bản pháp luật của Việt Nam đã quy định rõ ràng và cụ thể về Quyền con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội,…

Theo ông Hồ Hồng Hải, việc nâng cao kỹ năng viết bài tuyên truyền về nhân quyền cũng đóng vai trò then chốt, một bài viết có sức thuyết phục không chỉ đòi hỏi kiến thức sâu rộng về chủ đề mà còn cần kỹ năng truyền đạt, nghệ thuật sử dụng ngôn từ và khả năng kết nối với độc giả.

“Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo đào tạo, tập huấn cho các phóng viên, nhà báo và các cán bộ truyền thông là hết sức cần thiết để họ có thể viết ra những bài viết chất lượng, hấp dẫn và có sức lan tỏa mạnh mẽ, từ đó góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động tích cực từ cộng đồng trong lĩnh vực này”, ông Hồ Hồng Hải nhấn mạnh.

Phát huy vai trò của truyền thông, báo chí trên lĩnh vực Quyền con người - 3

Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội nghị.

Chia sẻ về chuyên đề “Thành tựu bảo đảm Quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam và phát huy vai trò của truyền thông, báo chí trên lĩnh vực Quyền con người”, PGS, TS. Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: “Quyền con người là những đặc quyền tự nhiên thuộc về tất cả mọi người, không có bất kỳ sự phân biệt nào dựa trên cơ sở về chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, địa vị xã hội... Tất cả mọi người đều có quyền, vì đơn giản họ là con người. Các Quyền con người được ghi nhận, bảo đảm bằng pháp luật quốc gia và quốc tế”.

Để phát huy vai trò của truyền thông, báo chí trên lĩnh vực Quyền con người cần tuyên truyền về bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Trong đó, cần tuyên truyền, khẳng định những thành tựu trong bảo đảm, bảo vệ Quyền con người sau 40 năm đổi mới. Tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về Quyền con người: về giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức xã hội về Quyền con người; về thực thi các nghĩa vụ quốc gia đối với các điều ước quốc tế về Quyền con người mà Việt Nam đã tham gia; về kết quả các cuộc đối thoại, hợp tác với các cơ chế của Liên hợp quốc về nhân quyền và hợp tác quốc tế về Quyền con người. Phát hiện, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Quyền con người, Quyền công dân, Quyền làm chủ của người nhân dân. Nêu những gương người tốt, việc tốt trong bảo vệ về Quyền con người; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Quyền con người, Quyền công dân.

Cùng với đó, cần tuyên truyền thống nhất nhận thức Quyền con người: cần tăng cường định hướng dư luận, đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc về Quyền con người; tăng cường tuyên truyền, định hướng dư luận nhận diện các thế lực phản động, thù địch; tăng cường tuyên truyền, định hướng dư luận nhận diện các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch, lợi dụng dân chủ, nhân quyền can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam.

Phát huy vai trò của truyền thông, báo chí trên lĩnh vực Quyền con người - 4

PGS, TS. Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ tại Hội nghị.

Đối với mỗi nhà báo, PGS, TS. Tường Duy Kiên lưu ý, cần nắm vững các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo đảm, bảo vệ và đấu tranh trên lĩnh vực Quyền con người; thực hiện tốt các nguyên tắc, quy định của Hiến pháp, pháp luật về Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí; cần nắm vững tính hai mặt của thiết chế truyền thông, báo chí trong bảo vệ Quyền con người và Quyền công dân; ngăn chặn, xử lý nghiêm minh bằng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật, chống phá, gây mất ổn định chính trị - xã hội tại Việt Nam, chủ động công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng cả ở trong nước và quốc tế để mọi người được biết.

Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về Quyền con người năm 2024 không chỉ là dịp để nhìn lại những thành tựu đã đạt được của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền thời gian vừa qua mà còn là cơ hội để các phóng viên, nhà báo và các cán bộ truyền thông cùng nhau học hỏi, trao đổi thảo luận và cập nhật các thành tựu của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đồng thời, nâng cao những kiến thức mới về chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về Quyền con người để thông qua đó tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho toàn dân, góp phần đưa các chính sách này vào sâu trong cuộc sống.

Minh Thư

Tin liên quan

Tin mới nhất

Loại hình nhân vật lý tưởng trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn

Loại hình nhân vật lý tưởng trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn

Trong bối cảnh thời đại đầu thế kỷ XXI ở Việt Nam, khi mà tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị” (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) trở nên phổ biến, đa số thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng; những tệ bệnh lạm dụng chức quyền để tham nhũng, hối lộ, nịnh trên nạt dưới trong chính trường; lách luật để dối trá thủ đoạn trong