Ra mắt tập thơ “Còn lại yêu thương” của tác giả Nguyễn Sỹ Bình

Là một người tìm đến thơ khi đã bước vào tuổi lục tuần nhưng chỉ trong hai năm tác giả Nguyễn Sỹ Bình đã có cho mình hai tập thơ với tựa đề “Bốn mùa yêu thương” và “Còn lại yêu thương”. Có thể thấy, tác giả đã đề cập đến một vấn đề lớn – tình yêu thương. Khi nào tình yêu thương còn ngự trị trên thế gian này, người với người yêu thương nhau thì sẽ không có chiến tranh, không có máu chảy, không có những kiếp người bị đọa đày.

Tại buổi lễ giới thiệu tập thơ “Còn lại yêu thương” được tổ chức ấm cúng tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, số 9, Nguyễn Đình Chiểu, các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình lý luận đã phân tích chi tiết những giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ, cũng như đưa ra những nhận xét, góp ý chân thành cho tác phẩm.

Ra mắt tập thơ “Còn lại yêu thương” của tác giả Nguyễn Sỹ Bình - 1

Buổi lễ ra mắt tập thơ nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả yêu văn thơ.

PGS. TS, Nhà văn Vũ Nho bày tỏ sự ngạc nhiên khi cầm tập thơ dày dặn gồm 81 bài thơ của tác giả Nguyễn Sỹ Bình. Một điều khiến ông chú ý là hầu hết các bài thơ này đều ghi ngày tháng ở cuối bài - một tác phong rất chuyên nghiệp.

Ra mắt tập thơ “Còn lại yêu thương” của tác giả Nguyễn Sỹ Bình - 2

Bìa tập thơ “Còn lại yêu thương”

Qua thống kê cho thấy, tác giả đã viết 52 bài thơ trong năm 2022, còn lại 28 bài thơ viết năm 2023, có ngày viết 2 bài, có tháng viết đến 12 bài (tháng 9). Nhà văn Vũ Nho cho rằng: “Không say đắm thơ ca, không thể viết nhiều như vậy. Tất nhiên chả cứ thơ mà trong mọi lĩnh vực nghệ thuật”.

Ra mắt tập thơ “Còn lại yêu thương” của tác giả Nguyễn Sỹ Bình - 3

PGS. TS, Nhà văn Vũ Nho chia sẻ.

Nhà thơ Phạm Hồ Thu chia sẻ, để có được “Còn lại yêu thương” là một lao động tâm hồn rất nhiệt thành của tác giả, chứng tỏ sức viết, sức sáng tạo của ông rất phong phú. Thơ ông viết về nhiều chủ đề nhưng đi sâu vào ba vấn đề chính: tình yêu quê hương, tình yêu thiên nhiên và tình yêu đôi lứa.

Ra mắt tập thơ “Còn lại yêu thương” của tác giả Nguyễn Sỹ Bình - 4

Nhà thơ Phạm Hồ Thu cho rằng tập thơ là một lao động tâm hồn rất nhiệt thành của tác giả.

Là cán bộ nhà nước, với nghề nghiệp không gần gũi nhiều với nghệ thuật, đó là nghề quản lý thị trường, nhưng tác giả Nguyễn Sỹ Bình vẫn có cách để nói về cái nghề của ông bằng thơ, như là để tạ ơn cái nghề đã nuôi sống mình suốt đời công tác. 

Tác giả sinh ra và lớn lên ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Bởi vậy, theo nhà văn Lê Hoài Nam, thơ của Nguyễn Sỹ Bình vừa có cái xanh mướt của hồn quê thôn dã lại vừa có cái bộn bề của đô thị đang vào thời mở cửa phát triển.

Tình yêu xứ sở của Nguyễn Sỹ Bình không chỉ bó hẹp trong một thành phố Hà Nội mà còn được thể hiện trong nhiều vùng quê khác từ Bắc vào Nam. Ở nơi nào ông cũng tìm ra những vẻ đẹp của nơi ấy để viết thành thơ. Và không chỉ có ngợi ca, tác giả còn cảnh báo về những hiện tượng đang làm cho quê hương xứ sở xấu đi như nạn ô nhiễm môi trường, bệnh vô cảm.

Nhà văn Lê Hoài Nam cảm nhận: “Bên cạnh đề tài quê hương đất nước thì đề tài về tình yêu rất được tác giả quan tâm. Hay nói cách khác, đề tài tình yêu hầu như bao trùm lên toàn bộ hai tập thơ của anh. Tôi có cảm giác, người con gái nào khi gặp, Nguyễn Sỹ Bình cũng tìm ra vẻ đẹp của họ để ngợi ca, đó là một điểm mạnh của ngòi bút thơ này”.

Ra mắt tập thơ “Còn lại yêu thương” của tác giả Nguyễn Sỹ Bình - 5

Nhà văn Lê Hoài Nam phát biểu.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho biết, khi đọc một tập thơ, ông thường có thói quen tìm đến câu thơ hay, câu thơ khá, câu thơ trung bình của tác giả, cùng với việc phát hiện những câu thơ còn non yếu, những câu thơ chưa đạt chất lượng thơ của chính tác giả đó để bình giảng, nhằm giúp tác giả thấy được những ưu điểm và hạn chế của thơ mình.

Đọc tập thơ “Còn lại yêu thương”, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến nhận thấy đây là một tập thơ chữ tình, yêu thương nghiêng về phía kể chuyện tâm tình trong mạch thơ 8 chữ nhằm giãi bày bày những xúc cảm chân thành, mộc mạc của người thơ với nhịp điệu thơ đều đều của thể loại thơ truyền thống.

“Với những câu thơ khá mượt mà, rung động Nguyễn Sỹ Bình đã bước đầu có được sự mềm mại, thi vị của thi ca chữ tình, khi một số bài thơ đã có được sự rung động tinh tế về mặt cảm xúc đi vào một góc nhìn khác. Thơ của anh được cái chân chất, thật thà, thấy sao nói vậy, nghĩ gì nói nấy yêu ghét rạch ròi, sự thẳng thắn thể hiện rất rõ ở trong những câu thơ”, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho hay.

Ra mắt tập thơ “Còn lại yêu thương” của tác giả Nguyễn Sỹ Bình - 6

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến nhận xét về thơ của Nguyễn Sỹ Bình.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam thì nhận xét, Nguyễn Sỹ Bình là một người viết khoẻ, các tập thơ của ông ra đều thau tháu, dường như nó khiến ông khó kìm lại được:

“Thơ của Nguyễn Sỹ Bình dàn trải, đầy xúc cảm, tôi cảm giác không phải anh làm thơ mà anh bị thơ làm, thơ tìm đến anh và thơ ùa ra, dàn trải khiến anh không kìm nổi, xúc cảm của anh tràn lan ra khắp mặt giấy.

Anh là người viết thơ theo lối truyền thống, thơ anh rất bài bản, nhưng cách gieo vần hơi đều, tôi rất mong ngoài cái phần đã đạt được thì anh lưu tâm chỗ này để thơ anh nó mềm mại hơn, bài bản hơn, để anh có thể chinh phục được những người bạn đọc thông thường và cả những người có con mắt xanh trong nghề”.

Ra mắt tập thơ “Còn lại yêu thương” của tác giả Nguyễn Sỹ Bình - 7

Nhà thơ Trần Đăng Khoa có những góp ý để tác phẩm được hoàn thiện hơn.

Nhà văn Lê Hoài Nam cũng trao đổi với tác giả đôi điều: Hẳn vì tập thơ của anh có tiêu đề là “Còn lại yêu thương” nên trong nhiều bài thơ của anh lặp đi lặp lại từ “yêu thương” dễ gây cảm giác sáo, ít sáng tạo. Một số từ khác nữa cũng được lặp đi lặp lại trong nhiều bài thơ, vì thế ít nhiều cũng gây cho tôi cảm giác anh đặt câu hơi dễ dãi. Người ta nói làm thơ vừa khó vừa dễ là như thế. Nó dễ với những ai chỉ tìm cách gieo vần mà quên đi nghệ thuật tinh tế, sáng tạo ngôn từ của tứ thơ. Nó khó với những ai biết làm cho mỗi câu thơ mới mẻ về hành văn, độc đáo về ngôn từ, gây sửng sốt, ám ảnh với người đọc. Tôi hy vọng tác giả Nguyễn Sỹ Bình kể từ đây sẽ đi theo con đường “khó đi” ấy.

Nhiều nhà thơ cũng cho rằng, với người mới viết, họ thường cứ thoải mái chuồi theo cảm xúc vì vậy mà tứ thơ sẽ không thật chặt, cảm xúc dễ dàn trải. Các ý kiến trao đổi, đóng góp đều hy vọng tác giả sẽ có những bước tiến vững chắc hơn trên con đường thơ ca.

Huyền Thương - Tuấn Anh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sôi động cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” – Hồi hộp chờ đợi lễ trao giải quý

Sôi động cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” – Hồi hộp chờ đợi lễ trao giải quý

Tháng 7/2025, Cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” - sân chơi sáng tạo dành cho các em học sinh từ 6 đến 16 tuổi trên toàn quốc đang bước vào giai đoạn cao trào khi hàng ngàn bài dự thi đầy tâm huyết, độc đáo đã được gửi về từ khắp mọi miền đất nước. Không khí chuẩn bị cho lễ trao giải quý đang trở nên nóng hơn bao giờ hết, thu hút sự quan tâm lớn từ phụ huynh, thầy cô và đông đảo các

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Hà Phạm Phú sinh ngày 15/9/1943 trong một gia đình nông dân ở làng Hạ Đan, xã Đan Hà, huyện Hạ Hòa, một vùng quê hẻo lánh thuộc tỉnh Phú Thọ, nên tuổi thơ của anh ít điều kiện được học hành chu đáo. Mãi đến sau ngày hòa bình lập lại mới được cắp sách đến trường, rồi khi lên học ở trường cấp III Hùng Vương, Hà Phạm Phú mới có điều kiện tiếp cận văn học. Đặc biệt, sự cuố

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Kế hoạch áp thuế 50% lên đồng nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá đồng tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy. Nhưng đằng sau đó là những hệ lụy có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Mỹ — từ sản xuất, xây dựng cho đến túi tiền của người tiêu dùng.

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” không chỉ là tư liệu quý mở rộng thêm những lát cắt sâu sắc về tâm hồn, lý tưởng và cuộc đời của nữ bác sĩ, liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Thùy Trâm, mà còn là kết tinh của hành trình gìn giữ đầy tâm huyết từ những người thân trong gia đình bà. Qua từng trang viết được sưu tầm và lưu giữ công phu suốt n

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất-nhiệm kỳ 2025-2030, thực hiện công văn số 59-CV/ĐULH ngày 15/7/2025 của Đảng uỷ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam về việc giao nhiệm vụ tổ chức cuộc thi. Thời báo Văn học nghệ thuật, Quỹ hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam, phối hợp với Chi bộ Hội Mỹ thuật V