Cô gái đột quỵ sau khi bạn trai hôn vào cổ

Hôn vào cổ tưởng chỉ là hành động tình cảm lãng mạn nhưng với một cô gái trẻ ở Đài Loan, nó lại trở thành nguyên nhân khiến cô suýt mất mạng.

Trong chương trình “Bác sĩ nói thật” phát sóng trên đài truyền hình Đài Loan (Trung Quốc) vào ngày 29/3, bác sĩ ngoại khoa Trần Vinh Kiên đã chia sẻ về một trường hợp cấp cứu đặc biệt trong sự nghiệp của mình. Bệnh nhân là một cô gái gần 30 tuổi, có vóc dáng nhỏ nhắn, được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng với chấn thương đầu, liệt tay chân một bên và có dấu hiệu của đột quỵ.

Khi được hỏi nguyên nhân, cô cho biết trước đó không lâu, khi đang thân mật với bạn trai, anh này hôn mạnh vào cổ cô, để lại một dấu hôn (thường gọi là “vết cắn yêu” hay “hickey”). Ngay sau đó, cô cảm thấy toàn thân mềm nhũn và ngã gục xuống, đầu va đập mạnh vào sàn nhà.

Cô gái đột quỵ sau khi bạn trai hôn vào cổ - 1

Ảnh minh họa.

Điều khiến bác sĩ chú ý là vết hôn nằm đúng vị trí động mạch cảnh ở cổ, nơi dễ hình thành mảng xơ vữa dù ở người trẻ. Theo kết quả chụp CT và siêu âm, bác sĩ đã phát hiện bệnh nhân có mảng xơ vữa dày trong động mạch. Khả năng cao là do một cú hôn mạnh đã làm mảng xơ vữa này bị "hút bật" ra, tạo thành cục máu đông di chuyển lên não, gây tắc mạch và dẫn đến đột quỵ thiếu máu cục bộ.

Bác sĩ Trần Vinh Kiên khuyến cáo: “Đừng bao giờ để lại vết hôn ở vùng gần động mạch cảnh, vì chỉ cần một tác động mạnh cũng có thể gây nguy hiểm, đặc biệt với những người có nguy cơ tiềm ẩn mà không biết”.

Nếu muốn “để lại dấu yêu”, bác sĩ hài hước đề xuất nên chọn vùng ít nguy hiểm hơn như lưng hoặc vùng xương đòn, tránh những khu vực nhiều mạch máu lớn như cổ.

Phương Hạnh (Theo HK01)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hiểu đúng về Tiết Thanh minh trong “Truyện Kiều”

Hiểu đúng về Tiết Thanh minh trong “Truyện Kiều”

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có đoạn miêu tả khung cảnh sinh hoạt của con người trong lễ tảo mộ và hội Đạp thanh (hội dẫm lên cỏ xanh) dịp tiết Thanh minh. Trong đoạn này có nhiều chi tiết gây tranh cãi về cách hiểu.

Mấy kỷ niệm với chàng Đăng Bẩy

Mấy kỷ niệm với chàng Đăng Bẩy

Không nhớ lần đầu tiên gặp gỡ và quen biết Đăng Bẩy như thế nào nữa. Gặp ở đâu, với ai, ấn tượng đầu tiên thế nào. Bây giờ chịu bó tay chấm com như cánh dân mạng hay viết. Nhưng biết chắc một điều rằng khi tôi còn đang lang thang ở Nga làm luận văn Phó tiến sĩ, thì Đăng Bẩy đã nổi như cồn ở Việt Nam. Chàng đã công bố bản dịch truyện vừa “Ra đi không trở lại” của V. Byko

Đa dạng các hoạt động văn hóa tại phố cổ Hà Nội trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Đa dạng các hoạt động văn hóa tại phố cổ Hà Nội trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sĩ tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại Đình Kim Ngân, Trung tâm Văn hoá nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ,…

Những câu thơ biết thức

Những câu thơ biết thức

Anh bạn cùng học ngành luật hẹn gặp, vui vẻ khoe vừa mới nghỉ hưu và đưa tôi tập thơ anh cũng kịp cho xuất bản. Nhìn qua đã thấy đẹp và trang nhã như cái “tít” của nó: Thái Hưng - “Đi qua mùa thu” - Nxb Hội Nhà văn 2024. Tôi có cảm giác nhẹ nhàng, đây là tập thơ tình chăng?