Ít nhất có 5 người chết mỗi phút do chăm sóc y tế không an toàn

Sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu trên thế giới.

Tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh thế giới năm 2022, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu trên thế giới. Ít nhất có 5 người bệnh chết mỗi phút do chăm sóc y tế không an toàn, trong đó có 50% là phòng tránh được. Có tới 14,3% chi phí tại bệnh viện là để điều trị hậu quả các sự cố y khoa gây ra.

Ít nhất có 5 người chết mỗi phút do chăm sóc y tế không an toàn - 1

PGS.TS Lương Ngọc Khuê. (Ảnh: SKĐS). 

"Mỗi người trên thế giới vào một thời điểm nào đó trong đời sẽ phải dùng thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tật. Tuy nhiên, thuốc đôi khi gây ra tổn hại nghiêm trọng nếu việc bảo quản, kê đơn, cấp phát, sử dụng không đúng cách hoặc không được theo dõi đầy đủ"- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Các hành vi sử dụng thuốc không an toàn và sự cố về sử dụng thuốc là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tổn hại (có thể phòng tránh được) trong việc chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu. Sự cố về sử dụng thuốc xảy ra khi hệ thống quản lý chất lượng yếu kém; các yếu tố chủ quan như nhân viên y tế mệt mỏi, điều kiện môi trường làm việc kém hay thiếu nhân lực đều ảnh hưởng tới an toàn sử dụng thuốc. Việc này có thể dẫn tới tổn hại nghiêm trọng cho người bệnh, gây tàn phế và thậm chí tử vong.

Đại dịch COVID-19 kéo dài đã và đang làm trầm trọng thêm nguy cơ xảy ra sự cố về sử dụng thuốc và các tổn hại có liên quan đến thuốc.

Tại Việt Nam, từ năm 2019 đến tháng 8-2022, có 35% bệnh viện trên toàn quốc triển khai báo cáo sự cố y khoa. Trong đó, 1/3 số lượng sự cố được báo cáo là có thể ngăn chặn được, chưa xảy ra. Với sự cố y khoa liên quan đến công tác dược lâm sàng gặp nhiều nhất là nhầm liều (chiếm 20% tổng số sự cố về thuốc tại bệnh viện tuyến trung ương và 18,5% sự cố về thuốc tại bệnh viện tỉnh, thành phố). Riêng tại bệnh viện tuyến quận, huyện, sự cố gặp nhiều nhất (chiếm 23,7%) do nhầm thuốc và thứ 2 là nhầm liều (chiếm 10%).

PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh, bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần kê đúng thuốc, đúng người, đúng bệnh. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh; kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Với điều dưỡng khi thực hiện bán thuốc, cần đảm bảo 5 đúng: Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời gian.

TUẤN ANH

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tạo động lực, phát huy sức sáng tạo của con người Việt Nam

Tạo động lực, phát huy sức sáng tạo của con người Việt Nam

Cách đây 75 năm, ngày 11/6/1948 sau khi Trung ương Đảng có Chỉ thị phát động phong trào thi đua, nhân kỷ niệm 1.000 ngày Nam Bộ kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” nhằm động viên mọi lực lượng dồn sức cho kháng chiến, kiến quốc trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” vì thù trong, giặc ngoài, nạn đói, nạn dốt hoành hành khắp nơi. Người viết Thi đua là

Đố vui IQ tiếng Việt cho bé: Sắp xếp thành từ có nghĩa

Đố vui IQ tiếng Việt cho bé: Sắp xếp thành từ có nghĩa

Những chữ cái sau trong mỗi bức tranh đã bị xáo trộn không theo trật tự, nhiệm vụ của bé là ghép chúng lại thành những từ có nghĩa đúng. Bài đố vui này là một thử thách thú vị, đòi hỏi độ tập trung cao, nhạy bén và tư duy logic trong ngôn ngữ. Bé hãy cố gắng hoàn thành bài tốt nhất trong khả năng của mình. Đừng quên đọc gợi ý nếu bé cần sự trợ giúp nhé!